Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Đối phó với ô tô ASEAN giá rẻ tràn vào: Chính phủ cho thành lập tổ công tác liên bộ ngành, muộn nhất 1/5 có kế hoạch

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa đã tiết lộ về việc thành lập một tổ công tác liên bộ ngành gồm đại diện từ các Bộ. Tổ công tác này sẽ cân bằng lợi ích cho cả phía người mua ô tô và người sản xuất ô tô trong nước

Hôm ngày 3/4, buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 đã diễn ra. Trong buổi họp báo này, các câu hỏi về các chính sách của Chính phủ đối với thị trường ô tô trong thời gian sắp tới đã được đề cập đến

Theo đó, câu hỏi của phỏng viên đặt ra ở bối cảnh trong 10 tháng tới, dòng xe giá rẻ nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ là rất lớn. Điều này sẽ gây tổn hại lớn đến ngành sản xuất ô tô trong nước cũng như đến cơ hở hạ tầng hiện vẫn còn chưa hoàn thiện tại Việt Nam. Vậy, Chính phủ sẽ có những chính sách gì?

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa phân trần rằng tuy đến tận ngày 1/1 sang năm, lộ trình về giảm thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN mới giảm mức thuế này về 0%, tuy nhiên, cho tới cuối năm ngoái, mức thuế đã được giảm từ 40% về 30%.

Bộ trưởng cũng đồng thời đưa ra một con số đáng bàn nữa là cho đến hết ngày 15/3/2017, tức là cho đến hết quý I vừa qua, số liệu của Tổng cục Hải Quan cho thấy số liệu ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam đã tăng 44,5%.

"Khi giá thành rẻ thì người tiêu dùng, trong đó có chúng ta ở đây, thì chắc chắn cũng sẽ rất vui mừng. Ngược lại, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước chắc chắn cũng sẽ gặp khó khăn" - Bộ trưởng nói.

Để giải quyết vấn đề hòa hợp lợi ích này, Thủ tướng chính phủ và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo một loạt các đại diện từ Bộ như Bộ Công Thương và các Bộ liên quan như Bộ tài chính, Bộ Công nghệ...thành lập ra một tổ công tác liên bộ ngành.

Tổ công tác liên bộ ngành này sẽ có đến, gặp gỡ và tim hiểu các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô hiện đang hoạt động trong nước.

Từ đó, trong điều kiện cho phép và đảm bảo phù hợp với quy định của WHO, WTO và các hiệp định thương mại có sự tham gia của Việt Nam, Tổ công tác liên ngành này sẽ vừa có nhiệm vụ duy trì, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong ngành ô tô, vừa có nhiệm vụ đảm bảo các quy định miễn thuế nhập khẩu được thực hiện đúng, qua lợi ích của chính người tiêu dùng ô tô được đảm bảo.

Như vậy, theo lời của vị Bộ trưởng, các chính sách trong thời gian tới của Chính phủ sẽ không hướng tới nghiêng hẳn về bên nào trong 2 phía doanh nghiệp sản xuất ô tô và người mua ô tô. Mục tiêu của bài toán chính sách là làm sao phải hòa hợp được lợi ích của 2 bên này.

Cũng theo Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, tổ công tác liên bộ ngành đang thực hiện các công việc rất khẩn trương. Dự kiến, cho đến trước ngày 1/5/2017, tổ công tác sẽ có báo cáo chính thức trình Thủ tướng Chính phủ.

Vượng Lê

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Từ hôm nay, mọi kiến nghị, bức xúc của người dân đều có thể chuyển trực tiếp đến Chính phủ chỉ bằng cú click chuột

Tất cả kiến nghị, phản ánh, bức xúc của người dân đều có thể được chuyển đến website: nguoidan.chinhphu.vn.

Trong phiên họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 03/2017, Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết từ bây giờ, người dân có thể trực tiếp gửi kiến nghị đến Chính phủ. Trước đó, từ 1/10/2016, Website tiếp nhận ý kiến chính phủ, giải quyết các kiến nghị từ phía các doanh nghiệp do tại /doanhnghiep.chinhphu.vn. Theo nhận xét của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, website này đã nhận được sự hài lòng của doanh nghiệp trong việc tạo sự cởi mở.

Ý tưởng này được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo lập tại hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hà Nam ngày 6/8/2016, của Chính phủ giao Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP trực tiếp cùng các chuyên gia và các tổ công tác tiếp thu, lắng nghe phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp tới Chính phủ.

Qua trang web này, các kiến nghị của doanh nghiệp, những khó khăn vướng mắc của DN, đặc biệt các cơ chế chính sách, các giao dịch, các chi phí trực tiếp… sẽ được các bộ, ngành, địa phương trả lời. VPCP, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP sẽ thành lập tổ công tác để đôn đốc kiểm tra và trả lời trực tiếp cho doanh nghiệp với danh nghĩa Chính phủ trả lời cho doanh nghiệp.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết phát huy kết quả đạt được, từ ngày mai Chính phủ mở trang website Chính phủ với người dân. Tất cả kiến nghị, phản ánh, bức xúc của người dân đều có thể được chuyển đến website: nguoidan.chinhphu.vn. Từ đó Văn phòng chính phủ và tổ công chức phân loại để yêu cầu bộ ngành địa phương giải quyết các kiến nghị của người dân. Bộ trưởng cho biết trang web này hy vọng sẽ tạo sự liên kết, nắm bắt bức xúc, kiến nghị của người dân. Trong quá trình thực thi chính sách pháp luật, những phản ánh của người dân sẽ được điều chỉnh kịp thời.

Bộ trưởng hy vọng 2 trang website này sẽ nhận được sự ủng hộ, tiếp cận thông tin, công khai minh bạch. Bên cạnh đó nội dung trả lời sẽ được doanh nghiệp đánh giá theo tiêu chí đạt tốt hay không tốt. Bộ trưởng cho biết sự hài lòng này chính là phản ánh sự hài lòng về Chính phủ kiến tạo.

Trang web giữa Chính phủ và người dân sẽ Bộ trưởng chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trực tiếp điều hành. Những nội dung mà người dân có thể phản ánh thông qua trang web này như:

- Phản ánh về cơ chế chính sách phục vụ chưa đáp ứng nhu cầu.

- Hành vi của cán bộ công chức trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính.

- Đề xuất sáng kiến cải cách trong phục vụ công chức.

Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ/VPCP

Đọc tiếp »

Đây là lý do khiến việc tăng trưởng GDP quý I thấp nhất 3 năm không đáng lo ngại

Việc tăng trưởng GDP quý I/2017 thấp nhất 3 năm gần đây là do chủ động cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô. Chính phủ vẫn kiên định thực hiện mục tiêu tăng trưởng do Quốc hội đề ra và quan tâm đến tính bền vững của tăng trưởng.

Trong cuộc Họp báo chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều nay, Đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư đã giải thích việc tăng trưởng GDP Quý I không cao nhưng xét về bản chất tăng trưởng là hợp lý. Theo đó, tăng trưởng GDP Quý I thấp nhất trong 3 năm gần đây là do sự chủ động giảm khai thác dầu thô của Chính phủ.

Cụ thể, nếu sản lượng khai thác bằng mức năm ngoái thì tăng trưởng quý I sẽ đạt 5,95% - cao hơn năm quý I năm 2016. Do chủ động giảm khai thác dầu khí từ mức 15 triệu tấn về 12,8 triệu tấn nên tăng trưởng quý I có sự chậm lại. Chỉ đạo của Thủ tướng là phải tăng trưởng bền vững, nên ngành khai khoáng giảm 9% sản lượng so với năm trước.

Bên cạnh đó, CPI quý I có bước tăng mạnh cũng là sự chủ động của Chính phủ khi thực hiện lộ trình tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục vào tháng 3.

“Như vậy, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, cân đối lớn được bảo đảm và có sự kiểm soát” – đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết.

Điểm sáng trong quý I là niềm tin vào môi trường đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó thể hiện ở số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cao, FDI cũng đạt mức kỷ lục. Theo đại diện Bộ Kế hoạch Đầu tư, độ trễ của 2 yếu tố này sẽ giúp kinh tế tăng trưởng cao hơn trong các quý tiếp theo.

Chính phủ kiên quyết thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2017 mà Quốc hội đề ra. Những giải pháp trong thời gian tới được đề ra là tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thực hiện nghiêm nghị quyết 35 và 19, thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư (quý I chỉ đạt 12,2%).

Theo Vương Diệu Quân

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Ý thức giữ gìn lòng lề đường đã lan tỏa tới người dân

Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ. Chính phủ cương quyết không để việc lấn chiếm lòng đường và vỉa hè tái diễn.

Trong cuộc Họp báo chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trả lời câu hỏi liên quan đến việc chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Theo ông Dũng, quan điểm của Chính phủ rất cương quyết, không để việc lấn chiếm lòng đường và vỉa hè tái diễn.

Công tác quản lý vỉa hè là trách nhiệm của chính quyền các cấp. Việc xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường đã được thực hiện nhiều lần và không phải chủ trương mới. Tuy nhiên, tình trạng tái lấn chiếm lại diễn ra sau đó.

Lần này, Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ. Theo ông Mai Tiến Dũng, chiến dịch xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường sẽ được thực hiện không chỉ ở quận 1 Tp. Hồ Chí Minh. Hà Nội, Đà Nẵng và nhiều địa phương khác cũng sẽ cùng thực hiện. Các pano, áp phích, hàng quán phải về đúng vị trí để trả lại vỉa hè cho người đi bộ, đường cho giao thông.

Tất nhiên, đời sống của nhân dân vẫn được quan tâm bằng nhiều hình thức. Trong đó, một số tỉnh đã tạo cơ chế hỗ trợ việc làm, tạo tuyến phố kinh doanh tập trung hay quy định giờ bán cụ thể trên một số tuyến phố.

Về việc phá dỡ bậc tam cấp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng ý thức thức bảo vệ khu vực công cộng đã lan tỏa tới ngưới dân. Nhân dân đã tự đập bỏ bậc tam cấp lấn chiếm đất công cộng.

“Bậc tam cấp, trước không phá được thì giờ cương quyết, ra quân thực hiện nghiêm để tạo đồng thuận. Ý thức đã lan tỏa tới người dân, người dân đã tự đập bỏ và hoàn trả lòng lề đường” – ông Dũng nói

Theo Vương Diệu Quân

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Trung Quốc mở đặc khu kinh tế mới, giới đầu tư “phát sốt”

"Kế hoạch phát triển vùng này được xác định là ‘dự án nghìn năm’, một dự án chưa từng có từ thời Mao Trạch Đông”...

Thông tin Trung Quốc sắp mở một đặc khu kinh tế mới gần thủ đô Bắc Kinh không mất nhiều thời gian để tạo ra một “cơn sốt” trong giới đầu tư bất động sản và chứng khoán ở nước này.

Theo hãng tin Bloomberg, trong vòng 24 giờ đồng hồ sau khi Chính phủ Trung Quốc tuyên bố vào hôm thứ Bảy về việc sẽ mở đặc khu kinh tế Xiongan ở tỉnh Hà Bắc, các nhà đầu tư đã ồ ạt kéo tới vùng này.

Các con đường cao tốc dẫn tới Hà Bắc bỗng chốc rơi vào cảnh tắc nghẽn, nhiều nhà đầu tư thậm chí cắm trại qua đêm bên ngoài văn phòng của các công ty môi giới địa ốc. Hôm Chủ Nhật, truyền thông Trung Quốc đưa tin Chính phủ Trung Quốc đã ban lệnh cấm bán bất động sản ở khu vực mở đặc khu kinh tế nhằm ngăn tình trạng đầu cơ.

Ngày thứ Hai, giá cổ phiếu của các công ty xi măng, xây dựng, và liên quan đến cảng biển của Trung Quốc tăng vọt tại thị trường Hồng Kông khi các nhà đầu tư hy vọng việc mở một đặc khu kinh tế mới sẽ kích thích hoạt động xây dựng.

Cổ phiếu của công ty xi măng BBMG Corp có lúc tăng tới 46%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2009. Giá cổ phiếu công ty phát triển cảng biển Thiên Tân tăng 14%, trong khi giá cổ phiếu công ty vật liệu xây dựng quốc gia Trung Quốc tăng 7%.

Quyết định của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về mở thêm đặc khu kinh tế khiến nhiều người hồi tưởng lại sự nổi lên của Thẩm Quyến khi vùng này trở thành một đặc khu kinh tế cách đây hơn ba thập kỷ. Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, việc mở đặc khu kinh tế Xiongan là một cột mốc lịch sử nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc tiến vào một “thiên niên kỷ mới”. Đặc khu kinh tế này có diện tích cuối cùng đạt 2.000 km vuông và dự kiến sẽ là một nhân tố kích thích mới cho nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.

“Đây sẽ là một trong những mảnh ghép chính của kế hoạch phát triển cấp cao mang cho vùng Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc”, ông Bill Bowler, nhà giao dịch thuộc công ty Forsyth Barr Asia Ltd. ở Hồng Kông, nhận xét. “Tôi muốn so sánh điều này với sự phát triển của một thành phố New York hoàn toàn mới, mà Bắc Kinh giống như là Washington vậy. Kế hoạch phát triển vùng này được xác định là ‘dự án nghìn năm’, một dự án chưa từng có từ thời Mao Trạch Đông”.

Kế hoạch phát triển đặc khu kinh tế mới của Trung Quốc sẽ tạo ra một vùng đô thị ở Hà Bắc, giúp dịch chuyển một số chức năng “phi thủ đô” khỏi Bắc Kinh - Tân Hoa Xã cho hay. Vùng mới sẽ có diện tích ban đầu khoảng 100 km vuông trước khi được mở rộng thêm, và mục tiêu của Chính phủ Trung Quốc là biến đặc khu kinh tế này trở thành một trung tâm tăng trưởng mới trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc giảm tốc.

Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% trở lên trong năm nay, sau khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này giảm năm thứ sáu liên tiếp trong năm ngoái.

“Đặc khu kinh tế mới của Trung Quốc khiến các nhà đầu tư cảm thấy lạc quan hơn về triển vọng kinh tế của Trung Quốc”, ông Castor Pang, trưởng bộ phận nghiên cứu thuộc công ty Core Pacific-Yamaichi ở Hồng Kông, nhận định. “Kế hoạch đầu tư này sẽ hỗ trợ nhu cầu xi măng, sắt thép và các vật liệu xây dựng khác trong 10 năm tới ở Trung Quốc”.

“Cơn sốt” mới trong giới đầu tư xung quanh kế hoạch trên có thể khiến nhà chức trách Trung Quốc “đau đầu”. Cơ quan chức năng nước này thời gian qua đã phải nỗ lực liên tục để hạ nhiều “cơn sốt”, từ thị trường chứng khoán tới bất động sản.

Chính phủ Trung Quốc đã cam kết cắt giảm tình trạng sử dụng thái quá đòn bẩy nợ trong hệ thống tài chính và cam kết thực thi chính sách tiền tệ thận trọng để giảm các loại bong bóng. Giá bất động sản vốn dĩ đã tăng mạnh ở những thành phố lớn ở Trung Quốc như Thẩm Quyến, Bắc Kinh và Thượng Hải, buộc cơ quan chức năng phải tung các biện pháp kiềm chế để hạ nhiệt thị trường.

Đặc khu kinh tế mới có thể giúp Bắc Kinh giảm bớt ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông. Năm nay, hơn 60 thành phố ở Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh, đã phải ra cảnh báo về sức khỏe do ô nhiếm không khí trầm trọng. Hồi tháng 2, Tân Hoa Xã đưa tin chính quyền thành phố Bắc Kinh có kế hoạch chi 18,2 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 2,6 tỷ USD, để giải quyết ô nhiễm không khí trong năm 2017.

Theo An Huy

VnEconomy

Đọc tiếp »

Thứ trưởng Bộ GTVT: Đề xuất tăng giá vé của Vietnam Airlines mới chỉ nằm trên giấy, tuy nhiên là hoàn toàn hợp với luật

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường chia sẻ đề xuất tăng giá vé máy bay của các hãng hàng không hiện nay mới chỉ là những đề xuất được gửi về Bộ. Tuy nhiên, chiểu theo quy định không được tăng giá quá 5% thì đề xuất tăng giá như của Vietnam Airlines vẫn là đúng luật

Hôm ngày 3/4, buổi họp báo của Chính phủ tổng kết tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 đã diễn ra. Trong buổi họp báo thường kỳ này, câu chuyện về giá vé máy bay của các hãng hàng không - vấn đề đang nóng trên mặt báo nhiều ngày nay - đã được nhiều phóng viên đưa ra để chất vấn với đại diện Chính phủ.

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đã được yêu cầu đưa ra ý kiến của mình xung quanh một loạt thông tin về giá vé máy bay thời gian gần đây như đề xuất áp giá sàn chung cho toàn thị trường hay đề xuất được tăng giá sàn và giá trần của Vietnam Airlines.

Trong phần trả lời chính thức của Bộ Giao Thông Vận tải, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã không đề cập đến ý kiến về đề xuất áp giá sàn chung cho toàn bộ thị trường.

Về câu chuyện có hãng hàng không như Vietnam Airlines đề xuất tăng giá (giá trần và giá sàn), thứ trưởng khẳng định những thông tin vừa qua trên báo chí mới chỉ là những đề xuất từ phía doanh nghiệp gửi về Bộ Giao thông Vận tải chứ chưa phải chính thức cuối cùng.

Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải cũng đang xem xét nghiêm túc đề xuất này và sẽ trình kết quả xem xét lên Thủ tướng Chính phủ. Thông qua hết các bước này, một phương án giá mới của Vietnam Airlines mới có thể được công bố chính thức.

Tuy nhiên, cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường thì đề xuất mức tăng giá của các hãng hàng không như hiện nay, dù chưa được thông qua, nhưng là hoàn toàn hợp lý và đúng luật.

Theo đó trong nội dung Thông tư số 36 của Bộ Giao thông Vận tải về quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ liên quan chỉ rõ các hãng hàng không không có quyền tăng giá điều chỉnh giá, kê khai bổ sung trong phạm vi 5% giá hiện hành. Đồng thời, giá mới không được vượt mức tối đa theo quy định Nhà nước.

Đối chiếu lại mức giá máy bay mới mà Vietnam Airlines, vị Thứ trưởng cho rằng điều chỉnh giá và phụ phí vé đề xuất tăng mới vẫn hoàn toàn nằm trong mức 5% cho phép này mà luật quy định.

"Quy định được điều chỉnh tăng giá vé phải thực hiện đúng theo Nghị định 116 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện một số điều của luật cạnh tranh" - Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng đồng thời nhấn mạnh thêm về điều kiện để một đề xuất tăng giá vé là hợp lý.

Trong bối cảnh nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang phổ biến như hiện nay, việc mới đây, các hãng đồng loạt tăng giá vé trở thành vấn đề được nhiều người dân và doanh nghiệp quan tâm.

Như vậy, với trả lời của vị đại diện Chính phủ như trên, có thể thấy những đề xuất về việc tăng giá máy bay mới vẫn chỉ nằm trên giấy tờ. Tuy nhiên, so sánh với các quy đinh hiện hành thì rõ ràng, đề xuất phương án giá mới mà Vietnam Airlines đưa ra mới đây là hoàn toàn hợp với luật.

Vượng Lê

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

TS Nguyễn Mạnh Hùng: Nếu làm cho tôi ghét được một ai đó, tôi sẽ biếu bạn ngay cái ô tô

Nếu bạn có cách nào đó, bằng bất cứ biện pháp nào đó làm tôi ghét một ai đó thì tôi xin biếu bạn cái ô tô hoặc 24.000 đôla. Đánh đập. Chửi mắng. Đến phá nhà tôi. Cướp giật của tôi...

Đó là câu trả lời của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng khi được hỏi "Anh có ghét cay ghét đắng ai không?" trên tờ báo Khoa học và đời sống cách đây khá lâu.

Là người theo con đường Phật pháp, ông thương người đó hơn là ghét. Bởi họ khổ vì sống trong sự ngu dốt, mê muội, vô minh. "Tôi có làm gì xấu cho họ đâu? Tại sao lại ghét tôi? Vì thế tôi thương họ", ông đáp.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng còn là nhà sáng lập của Thái Hà Books. Ông còn được biết đến là người ham đọc sách nhất Việt Nam. Liệu có phải đọc sách có phải là cách ông cân bằng và hạn chế sự nóng tính?

Câu trả lời là "Không hẳn thế". Theo ông Hùng lý giải điều này xuất phát từ "nghiệp quả". "Bạn xinh đẹp. Tôi thông minh. Chúng ta có quyền tự kiêu, đúng không? Đừng như thế! Bởi đó là hệ quả từ kiếp trước của chúng ta để lại. Có người sinh ra đã mù, điếc... Lỗi của ai? Tại sao đàn ông cứ thích những cô gái xinh? Cô gái xấu có lỗi gì đâu?

Đây, bạn quay ra nhìn bác đang kéo xe kia, mình ghét họ hay thương họ? Phải thương họ. Mình may mắn hơn họ thì phải giúp họ. Kiếp này tôi nóng tính thế này vì kiếp trước có thể tôi đã đánh đập người khác, hại họ, mắng chửi họ. Nghiệp đó tôi phải trả."

Vậy hiểu thế nào là nghiệp quả? Tiến sĩ Hùng giải thích đơn giản rằng: Chúng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen. Nếu ta thường xuyên sống bình an, nhẹ nhàng, thanh tịnh, vô ngã vị tha thì chúng ta tạo nghiệp thiện, được sinh về các cảnh giới thiện lành, được làm chư thiên và làm người hạnh phúc.

Nếu chúng ta thường xuyên tức giận, quát nạt kẻ khác, ức hiếp người khác sẽ tạo nghiệp không lành và có thể sinh về cõi atula (hiểu nôm na, cõi này chỉ biết sân hờn giận, đánh nhau chứ chẳng làm gì ngoài những trạng thái đó).

Nếu chúng ta tham lam, bỏn sẻn, keo kiệt thì tạo nghiệp ác và sinh về cõi dữ là ngạ quỷ. Nếu chúng ta cướp bóc, giết người, ngày đêm làm những việc xấu thì tạo nghiệp rất ác và sẽ sinh về địa ngục.

Trừ những người vô minh quá, còn lại đa phần tin vào luật nhân quả, tin rằng sống tốt được may mắn, sống ác bị gặp nhiều chuyện xấu.

Gieo nhân nào gặt quả đó. Quả chẳng trổ ngày nay thì ngày mai, không kiếp này thì kiếp tới. Nhân quả thật rõ. Nghiệp là luôn đúng.

Tuy nhiên vẫn có những người nghĩ rằng nghiệp chỉ do các hành động của mình gây ra mà không biết rằng nghiệp là do cả 3: thân, khẩu, ý tức do các hành động việc làm cũng như do lời nói và các suy nghĩ.

Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Giảm 50% giá vé trạm BOT Bến Thủy cho nhiều đối tượng từ 15/4

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản về việc giảm giá dịch vụ sử dụng đường bộ trạm thu phí Bến Thủy...

Theo Bộ Giao thông Vận tải, thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại các văn bản 11206 ngày 23/12/2016 và Văn bản 1504 ngày 21/2/2017, để đảm bảo hiệu quả tài chính của dự án, trên cơ sở đề xuất của nhà đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải thống nhất chủ trương giảm 50% giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm Bến Thủy 1 và Bến Thủy 2.

Việc giảm này được áp dụng đối với các phương tiện loại 1 (xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng) và loại 2 (xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn) của người dân có hộ khẩu thường trú, các tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở chính thuộc các khu vực Tp.Vinh, huyện Hưng Nguyên, (tỉnh Nghệ An), huyện Nghi Xuân, Thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh).

Bộ Giao thông Vận tải giao Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) khẩn trương hoàn thiện thủ tục liên quan, tính toán phương án tài chính theo mức giá điêu chỉnh, hoàn thiện phụ lục hợp đồng trình Bộ Giao thông Vận tải trước ngày 10/4/2017; giao Vụ Đối tác công - tư trình lãnh đạo Bộ ký kết trước ngày 13/4/2017 để áp dụng giảm giá vé từ ngày 15/4/2017.

Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị UBND tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo cơ quan chức năng của tỉnh, các chuyện, thị xã và thành phố có liên quan phối hợp với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, xác nhận cụ thể các phương tiện của đối tượng được giảm giá dịch vụ theo nội dung trên.

Đồng thời, có biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, tránh ùn tắc giao thông trong quá trình thu giá dịch vụ theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Hoà Bình.

Theo Kiều Linh

VnEconomy

Đọc tiếp »

Hà Nội yêu cầu cán bộ không cài game vào máy tính bảng

Đây là một trong những nội dung yêu cầu nhằm thực hiện quy định về đảm bảo an toàn thông tin trên mạng nằm trong Quy chế Quản lý, sử dụng máy tính bảng trong công tác chỉ đạo, điều hành của thành phố Hà Nội do UBND ban hành.

Ngày 30/03 vừa qua, Ủy ban nhân dân Tp Hà Nội ban hành Quy chế Quản lý, sử dụng máy tính bảng trong công tác chỉ đạo, điều hành của thành phố Hà Nội. Quy chế này áp dụng đối với Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND Thành phố, Cánh văn phòng, các phó chánh văn phòng, lãnh đạo các sở, ban ngành UBND quận, huyện thị xã trực thuộc Thành phố được trang bị MTB phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành theo Quyết định của UBND Thành phố.

Theo Quy chế này, các cá nhân sử dụng MTB có trách nhiệm quản lý, sử dụng thiết bị đúng mục đích phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành qua hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung của Thành phố và đưa vào quản lý tài sản theo quy định.

Điều 6 của Quy chế quy định cụ thể các cá nhân phải tuân thủ theo hướng dẫn sử dựng, không được tự ý thay đổi các thông số kỹ thuật phần cứng của thiết bị, không được tự ý tháo dỡ máy ảnh hưởng đến quá trình bảo hành quy định của đơn vị cung cấp, tự bảo vệ tài khoản của mình, không được để người khác sử dụng tài khoản của mình sai mục đích, không đúng với quy định về sử dụng các ứng dụng trên MTB.

Thực hiện quy định về đảm bảo an toàn thông tin trên mạng, không cài đặt các trò chơi điện tử vào MTB, không mở các thư điện tử lạ, các tệp tin đính kèm hoặc các liên kết trong các thư lạ để tránh virus, mã độc, không vào các website không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáng ngờ; khi cần tải ứng dụng trên Internet về máy phải xem xét nguồn gốc để không làm nhiễm virus cho máy.

Ngoài ra trên MTB này có cài sẵn các phần mềm dùng chung của Thành phố gồm:

- Hộp thư điện tử: https://mail.hanoi.gov.vn

- Quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp: http://qlvb.hanoi.gov.vn

- Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội: https://www.hanoi.gov.vn

- Cổng dịch vụ công Thành phố: https://egov.hanoi.gov.vn

- Cổng thông tin điện tử của đơn vị và các ứng dụng đặc thù riêng, được cài đặt theo yêu cầu của người dùng để phục vụ nhiệm vụ dược phân công, phụ trách.

Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Yêu cầu Hà Nội quy hoạch thêm công viên, bãi để xe

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND TP Hà Nội rà soát tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội để đề xuất, điều chỉnh phù hợp; khi quy hoạch, xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp cần lưu ý bố trí tăng thêm công viên, các hồ để phục vụ người dân và tăng khả năng điều hòa nước, hạn chế ngập úng.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu UBND TP Hà Nội rà soát lại tất cả các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, trong đó lưu ý quy hoạch giao thông vận tải theo hướng đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt, chú ý quy hoạch các không gian ngầm; tập trung đầu tư xây dựng các tuyến giao thông kết nối khu vực nội đô với khu vực ngoại thành và các đô thị vệ tinh; chú trọng đầu tư xây dựng các nút giao thông kết nối các bến xe, bãi để xe; xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể, xây dựng cơ chế huy động các nguồn lực đầu tư, nhất là nguồn lực xã hội hóa; kiểm soát chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng, bảo đảm hiệu quả đầu tư xây dựng.

Cùng với đó, UBND TP Hà Nội phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải trong quản lý, vận hành hệ thống đường sắt Quốc gia, đường sắt đô thị; đẩy nhanh tiến độ thi công 2 tuyến đường sắt đô thị, đồng thời nghiên cứu phương án kết nối với đường sắt Quốc gia; chú ý phát triển đường thủy nội địa để giảm áp lực đối với đường bộ và đường sắt.

Đồng thời, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cấp nước theo hướng phát triển các nhà máy nước mặt để dần thay thế nguồn nước ngầm; có phương án nâng cấp, mở rộng các nhà máy nước để cấp đủ nước sạch với giá cả hợp lý trên toàn Thành phố; đầu tư đồng bộ mạng lưới đường ống dẫn nước; lựa chọn công nghệ tiên tiến, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm trong sử dụng đất; triển khai các giải pháp chống thất thoát nước phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Trong quá trình rà soát, bổ sung quy hoạch thoát nước, nghiên cứu phương án thoát nước thải bền vững, tập trung các dự án chống ngập úng.

Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện Việt Nam, bảo đảm hiệu quả, bảo vệ môi trường; xây dựng cơ chế huy động đầu tư để thu hút nguồn vốn xã hội đầu tư xây dựng, quản lý vận hành từ thu gom, vận chuyển đến xử lý chất thải rắn và đầu tư xây dựng, quản lý vận hành nhà tang lễ, nghĩa trang.

Theo Phương Nghi

Chinhphu.vn

Đọc tiếp »

Tạo ra cuộc cách mạng về chất cho hạt gạo Việt

Các Bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục đổi mới, với tư duy kiến tạo, toàn diện, từ nền tảng thể chế, chính sách, pháp luật đến cấu trúc vận hành; tạo ra cuộc cách mạng về chất, một tầm nhìn mới, đi kèm với hoạch định chiến lược, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa để gạo Việt Nam đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng ở Châu Á và thế giới.

Chỉ đạo trên của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc được nêu trong Thông báo số 180/TB-VPCP.

Nước ta có tiềm năng lợi thế lớn về sản xuất lúa gạo, nhất là tại đồng bằng sông Cửu Long. Lúa gạo có vai trò không thể thay thế của nông nghiệp Việt Nam và cây lúa vẫn sẽ là sinh kế quan trọng của đa số nông dân. Phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục được khẳng định trong an ninh lương thực tầm quốc gia và quốc tế. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài.

Để lúa gạo đem lại giá trị gia tăng tốt nhất dựa trên việc đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn về dinh dưỡng và dược liệu. Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục đổi mới, với tư duy kiến tạo, toàn diện, từ nền tảng thể chế, chính sách, pháp luật đến cấu trúc vận hành, phương thức quản trị và công nghệ sản xuất lúa gạo; tạo ra cuộc cách mạng về chất, một tầm nhìn mới, đi kèm với hoạch định chiến lược, phù hợp với xu thế toàn cầu hóa để gạo Việt Nam đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng ở Châu Á và thế giới, từ đó đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho người trồng lúa và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo.

Thúc đẩy mô hình cánh đồng lớn

Trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp cần khẩn trương điều chỉnh quy mô sản xuất lúa theo hướng mở rộng hạn điền phù hợp, giao quyền sử dụng đất lâu dài cho người trồng lúa; thúc đẩy phát triển mô hình cánh đồng lớn, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Hỗ trợ liên kết sản xuất hợp tác với các doanh nghiệp, phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ lúa gạo theo chuỗi giá trị; từng bước giảm số lao động nông nghiệp, chuyển sang ngành nghề khác.

Đồng thời, rà soát quy hoạch sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh lúa theo hướng sử dụng linh hoạt đất trồng lúa phù hợp với mục tiêu an ninh lương thực, tình hình thị trường và biến đổi khí hậu; cho phép chuyển đổi linh hoạt những vùng, vụ trồng lúa kém hiệu quả, vùng bị nhiễm mặn sang nuôi tôm, trồng các loại cây khác hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn; cần tính toán nhu cầu trong nước, mức tăng trưởng hàng năm về nhu cầu của thế giới, khả năng vươn lên tự sản xuất của một số nước và khả năng vươn lên của gạo Việt Nam để có kế hoạch điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với từng giai đoạn.

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam

Thủ tướng cũng yêu cầu phải đổi mới quản lý khoa học công nghệ trong nông nghiệp, có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống lúa năng suất, chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của thị trường; nghiên cứu sản xuất lúa gạo hướng tới đa mục tiêu, không những đảm bảo an ninh lương thực mà còn phải đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa gạo thông qua áp dụng cơ giới hóa, sử dụng vật tư nông nghiệp do Việt Nam sản xuất; ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất, chế biến sâu, bảo quản lúa gạo, giảm tổn thất sau thu hoạch; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp, khắc phục tình trạng sử dụng bất hợp lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất.

Chú trọng xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi hiện đại phục vụ tưới tiêu, các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các công trình hạ tầng khác, hướng tới áp dụng cơ chế thị trường về giá nước trong sản xuất để tiết kiệm, sử dụng hiệu quả hơn.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, duy trì phát triển các thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng các thị trường xuất khẩu gạo mới, tiềm năng; xây dựng hệ thống thông tin thị trường, kịp thời giải quyết các rào cản kỹ thuật với các nước liên quan; xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam và thương hiệu của doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh cả trên thị trường trong nước và thế giới; cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các "nút thắt" về thể chế, tạo "sân chơi" bình đẳng giữa các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Theo Phương Nhi

Chinhphu.vn

Đọc tiếp »

Giá xăng giảm lần thứ 3 liên tiếp

Giá xăng giảm từ 15h00 hôm nay ngày 5/4 với mức giảm 80 đồng/lít.

Theo thông báo của Liên bộ Công Thương - Tài chính về việc điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong phiên điều chỉnh ngày 5/4, giá xăng RON 92 giảm 80 đồng/lít kể từ 15h.

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ bình ổn, xăng RON 92 giảm xuống mức tối đa 17.234 đồng/lít.

Trong khi đó các mặt hàng dầu diesel giảm 370 đồng/lít xuống mức tối đa 13.468 đồng/lít và dầu hỏa giảm 190 đồng/lít xuống 11.900 đồng/lít.

Mức điều chỉnh này phù hợp với dự đoán của các doanh nghiệp đầu mối trước đó. Theo các đơn vị đầu mối phía Nam, tính đến ngày 28/3, xăng nhập về vẫn đủ để doanh nghiệp lãi khoảng 250 đồng/lít và 340 đồng/lít với dầu. Tuy nhiên, đợt điều chỉnh giá 5/4 còn phụ thuộc vào thuế nhập khẩu bình quân của quý I/2017.

Đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của giá xăng kể từ đầu năm 2017.

Ở phiên điều chỉnh trước cơ quan điều hành quyết định giảm RON 92 giảm 708 đồng/lít xuống mức tối đa 17.314 đồng/lít và xăng sinh học E5 giảm 661 đồng/lít xuống 17.099 đồng/lít. Các mặt hàng dầu diesel giảm 609 đồng/lít xuống mức tối đa 13.838 đồng/lít và dầu hỏa giảm 657 đồng/lít xuống 12.177 đồng/lít. Dầu mazut được điều chỉnh giảm 528 đồng/kg xuống 10.850 đồng/kg.

Theo Tùng Anh - Minh Anh

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Con số chứng minh nguoidan.chinhphu.vn sẽ là chiếc cầu nối tốt : 1000 ý kiến được gửi về chỉ sau 1 ngày hoạt động

Tiến sỹ Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Chính phủ - trong một cuộc hội thảo tại Hà Nội đã cập nhật một số thông tin mới nhất về trang lấy ý kiến mới được Chính phủ cho đi vào hoạt động là chinhphu.nguoidan.vn

Hôm ngày 4/4, buổi hội thảo "Kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng - Thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại tại Việt Nam" tổ chức bởi diễn đàn kinh tế tư nhân (VPSF) đã được diễn ra tại Hà Nội.

Trong cuộc hội thảo này, Tiến sỹ Ngô Hải Phan – Cục trưởng Cục kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Chính phủ đã có bài phát biểu đề cập lại các nhiệm vụ mà Chính phủ đề ra về cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam trên tinh thần Nghị quyết số 19.

Đặc biệt, trong bài phát biểu của mình, vị Cục trưởng đã cập nhật một số thông tin mới nhất về trang lấy ý kiến người dân nguoidan.chinhphu.vn đã vừa được Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông báo đi vào hoạt động hôm ngày 3/4 vừa qua.

Theo vị Cục trưởng, trang lấy ý kiến người dân này ra đời đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ kiến tạo trong việc cố gắng “lắng nghe toàn bộ vướng mắc của người dân trong thực hiện cơ chế, chính sách, hay tiếp nhận phản ánh của người dân về các hành vi của cán bộ công chức như chậm trễ không làm việc hay thái độ tiếp dân không tốt”.

Tiến sỹ Ngô Hải Phan còn tiết lộ thời điểm trang website được công bố và đi vào hoạt động là 7 giờ tối hôm buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra. Ngay sau lúc đó, đã có tới 500 ý kiến được gửi về cho Chính phủ từ trang nguoidan.chinhphu.vn này.

Hết một ngày đầu tiên đi vào hoạt động, trang website nguoidan.chinhphu.vn đã tiếp nhận tổng cộng khoảng 1000 ý kiến phản ánh được gửi về.

1000 ý kiến trong ngày đầu tiên đi vào hoạt động - con số ấn tượng này khiến chúng ta có quyền tin tưởng rằng trang nguoidan.chinhphu.vn sẽ trở thành một cầu nối tốt giữa Chính phủ và người dân trong tương lai.

Tuy nhiên, khi số lượng ý kiến được gửi về quá nhiều thì việc làm sao để xử lý khối thông tin khổng lồ một cách hiệu quả sẽ là một điều đáng bàn.

Chia sẻ về ý kiến của doanh nghiệp, ông Nguyễn Tương - Phó tổng thư ký hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam – đã bày tỏ sự hoan nghênh với sáng kiến của Thủ tướng trong việc mở thêm kênh thông tin lấy ý kiến từ doanh nghiệp. Tuy nhiên, vị Phó tổng thư ký cũng bày tỏ sự nghi ngại

“Cổng thông tin nếu nhận được rất nhiều thông tin thì việc xử lý thông tin là vấn đề quan trọng. Cần phải có một bộ phần xử lý thông tin giúp Chính phủ. Thông tin nào tốt thì mình làm, chưa tốt thì chưa làm vội” – ông Nguyễn Tương nói.

Đồng thời, theo quan điểm của ông, các doanh nghiệp khi có kiến nghị thắc mắc cũng nên đưa ra cả những đề nghị giải quyết vấn đề, nêu thêm cả kinh nghiệm nước ngoài để giúp Chính phủ có thêm thông tin tham khảo để giải quyết vấn đề mà doanh nghiệp thắc mắc.

“Cái khó nhất là tiếp thu xong rồi cần giải quyết và phản hồi lại cho doanh nghiệp. Đây là điều mà các hệ thống lấy ý kiến trước đây còn thiếu sót” - vị Phó tổng thư ký hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam nói.

Vũ Hán

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

NCIF dự báo: Kinh tế Việt Nam quý II tăng trưởng 5,6%, cả năm đạt 6,2% thấp hơn mục tiêu đề ra

Theo dự báo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), quý II/2017, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,6%, cả năm đạt 6,2%, thấp hơn mục tiêu 6,7% được Quốc hội thông qua.

Chia sẻ tại tọa đàm Dự báo kinh tế Quý II/2017 do Trung tâm Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (NCIF) tổ chức sáng 5/4, TS Đặng Đức Anh, Trưởng ban Phân tích và dự báo cho biết, dựa vào mức tăng trưởng 5,1% quý I và các nền tảng kinh tế Việt Nam, NCIF đưa ra mức sự báo tăng trưởng GDP 5,6% cho quý II và 6,2% cho cả năm 2017, tương đương với năm 2016.

Cơ sở cho dự báo này là do trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng quý II thường hơn quý I từ 0,2 - 0,4 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam đang dần hồi phục, theo đà phục hồi kinh tế thế giới. Cụ thể, niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp ổn định hơn, 51,2% doanh nghiệp Việt Nam tin rằng quý II sẽ có đơn hàng cao hơn quý I.

TS Đặng Đức Anh cho rằng, đầu tư khu vực tư nhân và FDI cũng sẽ khởi sắc trong quý II này. Công nghiệp chế biến chế tạo dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng cao hơn trong Quý I. Tuy nhiên vị chuyên gia cũng lưu ý, nhìn lại kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công.

Đưa ra con số nhập siêu 1,9 tỷ USD quý I, ông Đặng Đức Anh biết việc nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu sản xuất càng củng cố việc nền kinh tế phát triển thiếu bền vững với việc gia công là chủ yếu.

"Đây là sự yếu kém của nền kinh tế khi vẫn phải nhập nhiều nguyên phụ liệu, chứng tỏ công nghiệp phụ trợ rất kém", ông nói.

Ở góc độ lạc quan hơn,TS. Cấn Văn Lực lại cho rằng đây có thể là nền tảng phục vụ cho sản xuất của các quý tới, kéo theo sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam khả quan trong thời gian tới.

Vị chuyên gia này cũng đưa ra dự báo lạc quan hơn NCIF với mức tăng trưởng cả năm rơi vào khoảng 6,3% - 6,5%, phần nhiều nghiêng về khả năng tăng trưởng GDP đạt 6,3%.

“Mức tăng trưởng này cũng là mức chung của nhiều tổ chức kinh tế thế giới khi dự báo về tăng trưởng của Việt Nam”, ông Cấn Văn Lực cho biết.

Theo N.D

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Big C hỗ trợ tiêu thụ 400 tấn dưa hấu cho nông dân Quảng Ngãi

Hệ thống bán lẻ dưới tay người Thái cam kết giúp nông dân Việt Nam tiêu thụ dưa hấu trong các siêu thị Big C và hỗ trợ chi phí vận chuyển, kho vận.

Điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa” đã trở nên quá quen thuộc với nông dân Việt Nam.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ngãi, năm nay toàn tỉnh có khoảng 700 hecta dưa hấu với tổng sản lượng khoảng 24.000 tấn. Dù mới đầu mùa nhưng hàng trăm hecta dưa hấu của nông dân ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Mộ Đức, Đức Phổ...đã không tìm được người mua, phải bỏ hoang ngoài đồng hoặc sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò ăn thay cỏ. Nếu tình cảnh này kéo dài, hàng trăm hộ nông dân ở Quảng Ngãi sẽ lâm vào cảnh trắng tay, vỡ nợ.

Nhằm tháo gỡ vướng mắt cho nông dân, từ ngày 4/4, các cán bộ nhân viên Big C Việt Nam trực tiếp “xuống đồng” triển khai chương trình “Big C Việt Nam chung tay vì dưa hấu Quảng Ngãi”.

Theo đó, trong tuần đầu tiên, Big C Việt Nam dự kiến sẽ thu mua hơn 400 tấn dưa hấu và phân phối trên toàn hệ thống siêu thị với giá đồng nhất 4,800 đồng/kg.

Big C Việt Nam cũng hỗ trợ chi phí vận chuyển, hậu cần, kho vận, không thu lãi trên giá bán đồng thời cam kết tổ chức các hình thức tuyên truyền trực quan, phát loa kêu gọi khách hàng mua sắm tại siêu thị chung tay hỗ trợ nông dân Quảng Ngãi.

Dưới sự giám sát của chính quyền địa phương, các sản phẩm thu mua đều đảm bảo những tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc xuất xứ và an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần giúp nông dân mau chóng vượt qua khó khăn và ổn định lại cuộc sống.

Đức Thọ

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc tiếp »

Android đã chấm dứt kỷ nguyên thống trị Internet của Windows

Hệ điều hành di động của Google đứng đầu thị phần sử dụng Internet trên toàn thế giới trong tháng Ba với 37,93%, theo báo cáo của công ty phân tích web StatCounter, bao gồm dữ liệu trên máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng và di động.

Trong khi đó, các thiết bị chạy Windows chiếm 37,91% lượng truy cập Internet vào tháng trước, khiến nó bị tụt lại phía sau Android.

Đây là một dấu mốc quan trọng to lớn, cho thấy một sự thay đổi thói quen sử dụng thiết bị truy cập Internet kể từ sự nổi lên của điện thoại thông minh.

Theo StatCounter, tỷ lệ sử dụng Internet toàn cầu của Windows là 82% vào tháng 1/2012, so với 2,2% đối với Android.

Aodhan Cullen, CEO của StatCounter nói: "Đây là cột mốc quan trọng trong lịch sử công nghệ và sự kết thúc của một thời đại."

"Nó đánh dấu sự chấm dứt sự dẫn đầu của Microsoft trên toàn thế giới về thị trường hệ điều hành mà hãng này đã nắm giữ từ những năm 1980. Nó cũng đại diện cho một bước đột phá lớn cho Android, vốn chỉ chiếm 2,4% thị phần Internet toàn cầu chỉ cách đây 5 năm. "

Tháng trước, ông Cullen mô tả ý tưởng Android bắt kịp Windows như một cái gì đó "không thể tưởng tượng được cách đây năm năm."

Windows vẫn là đầu bảng xếp hạng về sử dụng Internet ở châu Âu, với 51,7% thị phần, và Bắc Mỹ, với 39,5% thị phần. Ở hai khu vực này, thiết bị Android chiếm 23,6% và 21,2%.

Tuy nhiên, ở châu Á, Android lại chiếm tới 52,2% so với 29,2% của Windows, theo báo cáo của StatCounter.

Theo Việt Đức

Vietnam+

Đọc tiếp »

Thứ trưởng Bộ GTVT: "Chúng tôi không cho phép tăng người rồi tính chi phí đấy vào giá vé!"

“Cơ quan nhà nước không bao giờ đặt lợi ích cho một hãng hàng không nào cả, không có lợi ích nào ngoài lợi ích của người dân. Chức năng của cơ quan Nhà nước là thế. Bản thân chính chúng tôi cũng là người dân”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết tại buổi họp báo chiều ngày 5/4.

Chiều 5/4, phòng họp của Bộ GTVT lại tiếp tục nóng lên với câu chuyện áp giá sàn vé máy bay. Câu trả lời của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường trong phiên họp Chính phủ cách đây 2 hôm (3/4) dường như vẫn chưa làm dư luận thoả mãn.

“Có phải Bộ GTVT chỉ cần tập trung lợi nhuận cho 2 hãng hàng không hay không?”, một nhà báo đặt câu hỏi.

“Tôi khẳng định, đối với cơ quan quản lý nhà nước, không bao giờ có chuyện đặt lợi ích cho 1 hãng hàng không nào cả, không có lợi ích nào ngoài lợi ích của người dân. Chức năng của cơ quan nhà nước là thế. Bản thân chính chúng tôi cũng là người dân!”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường nhấn mạnh.

Theo đó, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng điều quan trọng là phải đưa ra được một cơ chế phù hợp, đảm bảo tính cạnh tranh nhưng đồng thời đáp ứng được hoạt động của các hãng hàng không. Lợi nhuận thu được phải là do chính chất lượng dịch vụ chứ không phải là vấn đề nâng giá vé.

“Yêu cầu của Chính phủ vẫn là chất lượng tốt, giá thành giảm nhưng vẫn phải đảm bảo lợi nhuận cao. Cái đấy phải giảm chi phí đầu vào, đấy là việc của các hãng”, Thứ trưởng Bộ GTVT nói.

Ông Trường cũng cho biết Bộ GTVT đang thực hiện tinh giản biên chế ở các hãng hàng không cũng như các cơ quan liên quan.

“Chi phí tiền lương rất lớn, nếu giảm được khoản này, vé có thể được giảm. Chúng tôi không cho phép tăng người rồi tính chi phí đấy vào giá vé”, Thứ trưởng cho hay.

Trên thực tế, kể cả Vietnam Airlines cũng có vé giá 0 đồng. Đây cũng là hình thức khuyến mại thông thường của các nước.

“Các nước đều có, kể cả vào mùa lễ hội chứ không chỉ ở mùa thấp điểm”, Thứ trưởng cho biết.

Ông Trường một lần nữa khẳng định cơ quan nhà nước sẽ không bảo hộ cho bất cứ hãng hàng không nào. Vietnam Airlines là CTCP có sự tham gia của nhà đầu tư Nhật Bản, mà “người ta cần minh bạch”. Do đó, với đề xuất của các hãng, Bộ sẽ sớm có câu trả lời thoả đáng.

Đại diện cho Cục Hàng không, đơn vị được Bộ GTVT giao nghiên cứu đề xuất giá trần – sàn, Cục trưởng Lại Xuân Thanh cho biết: Hiện tại, Cục chỉ đang “lắng nghe, nghiên cứu mà chưa có bất cứ đề xuất gì liên quan đến vấn đề này”.

Tuy nhiên, ông Lại Xuân Thanh cũng cho biết quy định về giá sàn không phải là vấn đề mới: "Năm 2006, chúng ta đưa quy định về khung giá vào Luật hàng không dân dụng. Năm 2014, khi sửa đổi Luật hàng không dân dụng, Quốc hội đã bàn thảo rất kỹ và vẫn quyết định vẫn phải có khung giá.

Điều này có nghĩa là Luật hàng không vẫn cho phép sử dụng giá trần, giá sàn. Không phải tự do cạnh tranh là không có công cụ điều tiết nào cả. Ngay cả trong hiệp định hợp tác hàng không dân dụng, chúng ta vẫn cam kết tự do nhưng mà Nhà nước vẫn cần có các công cụ quản lý hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh".

Theo Đức Minh

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Sắp triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng nông nghiệp công nghệ cao

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến nay, các ngân hàng thương mại đã đăng ký số tiền hơn 100.000 tỷ đồng để cho vay các dự án nông nghiệp công nghệ cao có hiệu quả với lãi suất ưu đãi ở mức phù hợp.

Để triển khai gói tín dụng này, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành Quyết định hướng dẫn và chỉ đạo các ngân hàng thương mại dành nguồn vốn để cho vay với lãi suất thấp hơn từ 0,5-1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường trong tháng 4/2017.

Đây là chương trình không có sự hỗ trợ của Nhà nước nên việc cho vay phải đảm bảo đúng quy định, khách hàng có dự án hoạt động hiệu quả và có dự án/phương án sản xuất kinh doanh thuộc tiêu chí chương trình; dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, hiện việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gặp một số khó khăn cần tháo gỡ như vấn đề về tài sản bảo đảm, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp hoàn thiện các văn bản hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp phục vụ cho việc sản xuất công nghệ cao như nhà kính, nhà lưới,.. để làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng.

Ngoài ra, việc đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao thường có giá trị lớn, thời gian thu hồi vốn dài vì vậy cần phải có định hướng phát triển nông nghiêp công nghệ cao, đánh giá và dự báo về thị trường mục tiêu để việc đầu tư tín dụng hiệu quả.

Theo Thúy Hà

Vietnam+

Đọc tiếp »

Yêu cầu kiểm soát chặt thịt nhập khẩu sau bê bối “thịt bẩn Brazil”

Bộ Tài chính vừa có công văn hỏa tốc số 4451/BTC-TCHQ yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát việc nhập khẩu đối với các mặt hàng thịt và sản phẩm từ thịt.

Cụ thể, lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị chức năng kiểm tra thực tế toàn bộ lô thịt và sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm có xuất xứ từ Brazil đã về đến cửa khẩu trước ngày 23/3. Trong quá trình kiểm tra thực tế, lãnh đạo ngành tài chính lưu ý đến thành phần, hạn sử dụng, nhãn hiệu, điều kiện bảo quản, an toàn thực phẩm,… của hàng hóa nhập khẩu.

Doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thịt và sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm được yêu cầu phải thực hiện lưu giữ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu, không cho phép đưa về bảo quản trong thời gian chờ kết quả kiểm dịch động vật, kiểm tra an toàn thực phẩm.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng yêu cầu từ ngày 10/4, người khai hải quan phải nộp bản chính chứng từ chứng nhận xuất xứ do nước xuất khẩu cấp khi làm thủ tục hải quan đối với các lô hàng thịt và sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu. Trường hợp mua bán qua bên thứ ba, các đơn vị cũng phải thể hiện rõ tên nhà sản xuất trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quyết định tạm ngừng nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm của 21 nhà máy giết mổ, chế biến thịt của Brazil đang bị điều tra do nghi ngờ sử dụng chất có nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm kể từ ngày 23/3.

Liên quan tới vụ việc này, ngày 17/3, Cảnh sát liên bang Brazil đã ra thông báo mở cuộc điều tra vụ bê bối lớn trong lịch sử ngành nông nghiệp, sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thịt của nước này.

Các chứng cứ đã cáo buộc nhiều công ty trong đó có cả công ty JBS và BRF, là hai công ty sản xuất thịt lớn nhất Brazil đã hối lộ các nhân viên nhà nước để họ cho phép lưu thông và xuất khẩu các sản phẩm thịt nhiễm bẩn. Nhiều sản phẩm thịt bẩn và xúc xích của các công ty bị cáo buộc có các thành phần không đảm bảo vệ sinh và để làm mất mùi hôi, các công ty này đã sử dụng các loại axít không được phép dùng trong thực phẩm. Các sản phẩm nhiễm bẩn này đã được phân phối trên thị trường nội địa thông qua các chuỗi siêu thị.

Ngày 20/3, Thương vụ Việt Nam tại Brazil đã gửi thông tin liên quan đến các sản phẩm thịt bò không an toàn tại Brazil đồng thời khuyến nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn nhập khẩu để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng.

Theo Xuân Dũng

vietnam+

Đọc tiếp »

Sắc lệnh năng lượng của ông Donald Trump thiếu sức thuyết phục

Khi ký sắc lệnh bãi bỏ các quy định liên quan đến biến đổi khí hậu từ người tiền nhiệm Barack Obama hồi tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố văn kiện này sẽ chấm dứt "cuộc chiến với than đá" tại Mỹ, mở ra kỷ nguyên mới về sản xuất năng lượng và mang việc làm trở lại cho các thợ mỏ.

Tuy nhiên, các công ty điện lực - vốn là khách hàng lớn nhất của ngành khai thác than đá của Mỹ - lại tỏ ra không mấy mặn mà với kế hoạch này.

Hãng tin Reuters đã tiến hành khảo sát 32 công ty điện lực. Đây là các công ty hoạt động tại 26 bang từng đệ đơn kiện yêu cầu cựu Tổng thống Obama hủy bỏ Kế hoạch Năng lượng sạch (CPP), mục tiêu chính trong sắc lệnh của Tổng thống Trump.

Tuy nhiên, đa số các công ty này cho biết họ không có kế hoạch thay đổi kế hoạch dài hạn về cắt giảm sử dụng than đá đã triển khai trong nhiều năm qua.

Cụ thể, trong số 32 công ty được phỏng vấn, 10 công ty nhận định sắc lệnh của Tổng thống Trump sẽ không ảnh hưởng tới kế hoạch đầu tư của họ, 5 công ty cho biết đang đánh giá các tác động của sắc lệnh mới, 6 nơi không đưa ra bình luận, và chỉ có 1 công ty cho biết sẽ gia hạn hoạt động của một số nhà máy sử dụng nhiên liệu than đá.

Các công ty này đưa ra nhiều lý do, chủ yếu về mặt kinh tế. Theo họ, khí đốt tự nhiên - "đối thủ" cạnh tranh lớn nhất của than đá - đang có nguồn cung phong phú và giá thành ngày càng rẻ hơn, chi phí năng lượng gió và Mặt Trời cũng đang giảm, các quy định về môi trường của các bang vẫn chưa thay đổi, trong khi sắc lệnh của Tổng thống Trump có khả năng không thể vượt qua các rào cản pháp lý để đưa vào áp dụng.

Nhiều công ty tham gia cuộc khảo sát của Reuters cho biết họ đã và đang tập trung giảm khí thải carbon trong suốt thập kỷ qua và không muốn thay đổi hướng đi này chỉ do có sự biến động đường hướng chính sách tại Washington.

Theo ông Tom Gauntt, người phát ngôn của công ty điện lực Pacificorp, kế hoạch phát triển của các công ty điện lực thường đặt ra tầm nhìn dài hạn hơn so với các nhiệm kỳ tổng thống.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư lớn chủ trương ủng hộ chống biến đổi khí hậu, đơn cử như Quỹ Thịnh vượng Na Uy, đang tạo áp lực lên các công ty điện lực mà họ nắm cổ phần để thúc đẩy việc cắt giảm sử dụng than đá.

Trong năm ngoái, Quỹ Thịnh vượng Na Uy đã ngừng đầu tư vào hàng chục công ty điện lực, bao gồm những cái tên lớn như Xcel, American Electric Power Co Inc và NRG Energy Inc, vì chính sách ủng hộ than đá của những công ty này. Quỹ này cũng cho biết 8 cái tên khác đang nằm trong danh sách "quan sát."

CPP là một nỗ lực quan trọng của cựu Tổng thống Obama trong việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo kế hoạch này, vào năm 2030, tất cả các bang của nước Mỹ sẽ phải cắt giảm mức khí thải carbon của các nhà máy phát điện đang hoạt động xuống mức thấp hơn 30% so với mức khí thải của năm 2005.

Than đá là nguồn nhiên liệu chính của các nhà máy phát điện trong thế kỷ 20, tuy nhiên hoạt động sử dụng nguồn nhiên liệu này đã giảm hơn 30% từ năm 2008, đặc biệt sau khi ngành khí đốt tự nhiên đạt nhiều cải tiến trong hoạt động khai thác. Hàng trăm nhà máy phát điện dùng than đá trên khắp nước Mỹ đã phải ngừng hoạt động hoặc cải tiến để bắt kịp xu hướng mới.

Theo PV

Vietnam+

Đọc tiếp »

Ánh sáng cho năng lượng ở châu Phi

Một mô hình chung tay giữa các dự án riêng biệt hỗ trợ năng lượng mới đang được xem là lối thoát cho vấn đề này tại châu Phi - nơi có 1,5 tỷ dân sinh sống.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank), gần 1,1 tỷ người trên toàn cầu vẫn chưa được tiếp cận với nguồn điện. Hầu hết số này là người sinh sống ở châu Phi và châu Á. Thêm vào đó, 2,9 tỷ người đang dựa vào năng lượng truyền thống như gỗ và sinh khối để nấu nướng, sưởi ấm, tạo ra ô nhiễm không khí, dẫn tới 4,3 triệu cái chết mỗi năm.

Để giải quyết vấn đề này, một mô hình mới do công ty đa quốc gia trụ sở tại Pháp Total S.A đẩy mạnh, đang được đánh giá rất cao trong việc phối hợp với chính phủ các nước, theo CNBC.

Châu Phi đang là thị trường có tiềm năng phát triển rất lớn, nhưng sự chênh lệch giàu nghèo và khác biệt giữa nông thôn và thành thị vẫn còn lớn. Tại các khu vực hẻo lánh, đèn - điện hay năng lượng nói chung thậm chí còn thiếu hụt đến mức báo động. Chính vì vậy, việc cung cấp một nguồn năng lượng tin cậy kèm theo mức giá phải chăng cho cả 1,5 tỷ người như trên không phải bài toán dễ dàng, mà đã được đề cập trong Mục tiêu phát triển bền vững số 7 của Liên Hiệp Quốc.

Giải pháp cho việc này đòi hỏi một sự kết hợp đôi bên cùng có lợi, tức nhà cung cấp cũng cần phối hợp tốt cho các dự án để cống hiến trong khi vẫn đảm bảo lợi nhuận của họ. Ông Philippe Cabus - Tổng giám đốc của bộ phận Sáng kiến và Năng lượng hiệu quả, thuộc dự án Total Access to Energy (tiếp cận năng lượng) của Total S.A, khẳng định, điều đầu tiên là tất cả các bên phải nhìn nhận đây là một công việc đầu tư - kinh doanh sinh lợi. Ông nói: "Đó cũng là một công việc kinh doanh như bao lĩnh vực khác, với sự phát triển rõ ràng, khả năng tạo ra lợi nhuận và những mục tiêu tạo ảnh hưởng".

Total S.A chia ra ba giai đoạn chính trong kế hoạch tổng thể. Đầu tiên là cung cấp các giải pháp bán lẻ năng lượng sạch với giá tốt, để dễ dàng tiếp cận với người sử dụng. Năm 2010, Total đã xây dựng dự án Awango by Total đầu tiên tại châu Phi. Ông Cabus tuần trước nói rằng dấu ấn tại địa phương là mục tiêu tiên quyết, vì nó tạo ra sự tin tưởng và thói quen của người dùng.

Đến nay Total đã có hơn 4.000 trạm dịch vụ cung cấp năng lượng mặt trời tại châu Phi, tiếp cận được gần 9 triệu người.

"Cung cấp sự tiếp cận ban đầu đến nguồn năng lượng này giúp tiết kiệm tiền, vì người dân không cần phải mua dầu hỏa hay đèn cầy nữa. Nó cũng hỗ trợ giáo dục vì giờ đây trẻ em có thể học vào ban đêm. Và nó thúc đẩy tính an toàn, sức khỏe và doanh nghiệp địa phương, ví dụ như loại bỏ khói trong nhà chẳng hạn", ông Cabus nói thêm.

Khi số lượng người dùng năng lượng mặt trời ngày càng tăng, giai đoạn thứ hai được triển khai năm 2016. Sau nhu cầu sạc điện thoại và đèn, khách hàng lúc này cần có nguồn điện, ổ cắm cho tivi, radio hoặc quạt gió, và một bộ tích trữ năng lượng mặt trời sẽ là giải pháp thay thế nguồn điện truyền thống. Solar Home Systems (SHS, tạm dịch là hệ thống điện mặt trời gia dụng), đã được giới thiệu. SHS sử dụng một tấm trữ năng lượng mặt trời trên mái nhà, qua bộ phận chuyển đổi và truyền điện vào các thiết bị cần sử dụng điện.

Thứ ba là, mở rộng SHS thành một dạng sử dụng lưới điện (mini grid hoặc microgrid) như một nhà máy điện thu nhỏ, có khả năng cung cấp điện cho từ 2.000 tới 3.000 hộ dân.

Điều trở ngại nằm ở mức giá. Nếu mỗi chiếc bóng điện có giá cỡ 30 USD, thì hệ thống SHS lại tiêu tốn 150 - 600 USD. Để giải quyết nhu cầu sử dụng nhanh, Total sử dụng hệ thống thanh toán qua điện thoại di động theo dạng trả góp, để từ 6 tháng tới 3 năm người sử dụng sẽ sở hữu luôn một hệ thống SHS. Tương tự, hình thức cung cấp lưới điện trước, trả góp dần cũng áp dụng đối với mô hình lưới điện cho nhiều hộ dân trong giai đoạn thứ ba.

Với tình hình phát triển đến nay, Total đặt mục tiêu đưa mô hình của mình nhân rộng lên 10 quốc gia châu Phi. Điều này đồng nghĩa mạng lưới hoạt động phải có đủ nhân sự để hướng dẫn, thuyết phục người sử dụng tin vào năng lượng mới cũng như xa hơn, là ý thức bảo vệ môi trường và giảm carbon. Ngoài ra, điểm quan trọng nhất là sự phối hợp với chính phủ các nước, nhằm tạo điều kiện phát triển đồng bộ nhiều lĩnh vực, ví dụ đơn cử là hệ thống tài chính vi mô hỗ trợ việc thanh toán trả góp như đã nêu.

Năng lượng luôn là một trong những ngành sinh lời lớn nhất, nhưng để phát triển hợp lý trong điều kiện như tại các vùng hẻo lánh tại châu Phi, đây không đơn thuần chỉ là câu chuyện về làm ăn...

Theo THÁI BẢO

DNSG

Đọc tiếp »

7 người Việt bị bắt ở Nhật vì nghi ăn cắp mỹ phẩm xách tay về bán

Cảnh sát tỉnh Osaka đã bắt 7 người Việt Nam, tất cả đều khoảng 20 tuổi, với cáo buộc cầm đầu và tham gia một nhóm chuyên ăn cắp mỹ phẩm ở Nhật và mang về bán lại ở Việt Nam.

Nhật báo Mainichi đưa tin 7 sinh viên Việt Nam bị cáo buộc lập ra 2 nhóm chuyên ăn cắp mỹ phẩm hoạt động tại Tokyo và Osaka. Trong đó, một cựu sinh viên 23 tuổi tên Dao The Quang được cho là người cầm đầu, 6 người còn lại là sinh viên.

Quang và 2 thành viên của nhóm hoạt động tại Tokyo bị bắt vì ăn cắp 25 món mỹ phẩm trị giá khoảng 24.000 yen (gần 5 triệu đồng) tại một cửa hàng giảm giá ở Himeji, tỉnh Hyogo, vào tháng 10/2016. Trong khi đó, 4 người kia bị bắt vì ăn cắp một lượng lớn mỹ phẩm tại các cửa hàng bình dân và giảm giá ở quận Chuo (Osaka) vào tháng 5 và tháng 10/2016.

Tổng cộng, 7 người trên được cho đã ăn cắp tất cả 15 lần, tổng sản phẩm họ lấy cắp trị giá khoảng 1,3 triệu yen (khoảng 266 triệu đồng).

Các thành viên trong nhóm đến Nhật bằng visa du học sinh từ năm 2013 và sau đó. Họ theo học các trường dạy tiếng Nhật tại đây.

Mainichi cho biết các nghi phạm đã nói với điều tra viên rằng họ lấy cắp "để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt".

Thông qua Facebook, một phụ nữ Việt Nam đã nói với các du học sinh rằng bà sẽ mua sữa dưỡng làm trắng da, kem chống nắng và các sản phẩm khác do Nhật Bản sản xuất. Bà yêu cầu họ giao hàng hóa ăn cắp được cho Quang. Mỗi lần như vậy, họ nhận lại khoảng 100.000 yen hoặc ít hơn (khoảng 20 triệu đồng).

Trong khi đó, cũng qua Facebook, Quang tìm kiếm những sinh viên đang định về nước để nhờ mang mỹ phẩm về cùng. Đổi lại, Quang sẽ trả tiền vé máy bay cho họ. Cảnh sát tin rằng các sinh viên này không hay biết việc mỹ phẩm họ mang về là hàng ăn cắp.

Phần lớn các sản phẩm bị lấy cắp là loại không được phân phối chính thức tại Việt Nam.

Theo Phương Thảo

Zing

Đọc tiếp »

Tham khảo ý kiến chuyên gia về áp giá trần, sàn vé máy bay

Áp giá trần, giá sàn vé máy bay mới chỉ dừng lại ở ý kiến doanh nghiệp...

Tại buổi họp báo quý 1 của Bộ Giao thông Vận tải diễn ra chiều 5/4, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc đưa ra giá sàn, giá trần đối với giá vé máy bay.

Việc đưa ra kiến nghị về mức giá sàn vé máy bay mới chỉ dừng lại là ý kiến của doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời.

Hiện, Cục Hàng không đang tham khảo lấy ý kiến của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành cũng như ý kiến của các bộ, ngành liên quan về vấn đề này.

“Cục Hàng không đang nghiên cứu đề xuất nâng giá trần, có giá sàn của hãng hàng không. Quyết định được đưa ra phải dựa trên hệ thống pháp luật về hàng không dân dụng, giá, cạnh tranh. Đồng thời, phải tính đến các yếu tố chính sách kinh tế vĩ mô, điều kiện phát triển thực tiễn của ngành hàng không Việt Nam, tham khảo thực tiễn quốc tế và đảm bảo lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp”, ông Thanh nhấn mạnh.

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cũng cho biết thêm, với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực hàng không, bất cứ đề xuất gì của doanh nghiệp thì Bộ Giao thông Vận tải nói chung và Cục Hàng không nói riêng đều phải xem xét một cách cẩn trọng. Bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc áp giá vé hàng không tăng hay giảm đều ảnh hưởng lớn đến thị trường, không phải lĩnh vực nào cũng có thể để thị trường quyết định nhất là khi có phá giá, độc quyền.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho rằng hiện nay người dân quan tâm đến giá sàn vé hàng không hơn là mức giá trần. Hiện Bộ đang giao Cục Hàng không nghiên cứu các nước lân cận. Tuy nhiên, việc áp giá trần giá sàn không vì lợi ích của hãng hàng không nào, quyết định được đưa ra phải vì lợi ích của người dân.

“Vấn đề này liên quan đến các hãng hàng không nên trước khi đưa ra quyết định Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình xin ý kiến của Chính phủ để có sự thống nhất từ đầu. Bộ sẽ tham mưu đầy đủ và báo cáo để thấy được tính chất giá trần, giá sàn ở Việt Nam và có câu trả lời”, ông Trường nói và cho biết thêm, lợi nhuận chính của các hãng hàng không phải là từ chất lượng dịch vụ chứ không phải tăng giá vé lên.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải mạnh sắp tới Việt Nam sẽ có thêm cả hãng hàng không tư nhân quốc tế, vì vậy chính sách mới vừa tạo điều kiện cho người dân, lại vừa phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Việc này nhằm tránh tình trạng một số doanh nghiệp dịch vụ tăng lên nhưng lãi không tăng, thậm chí vẫn bị lỗ.

Trong dịp cao điểm sắp tới, ông Trường cho biết các hãng hàng không đều đã có đề xuất tăng mức giá vé 5%, điều này được cho là hợp lý vì nằm trong khung giá đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt.

Trước đó, trong tháng 3, Vietnam Airlines và Jetstar Pacific có văn bản góp ý về khung giá vé máy bay gửi Bộ Giao thông Vận tải. Trong đó, Vietnam Airlines đề xuất giá vé hạng phổ thông thấp nhất (sàn) cho một chuyến bay nội địa là 1,54 triệu đồng, cao nhất (trần) là 4,2 triệu đồng. Jetstar Pacific cũng kiến nghị áp dụng giá sàn từ 0,6 đến 1,2 triệu đồng tùy theo chặng bay.

Ngược lại, Vietjet Air không đồng tình khi cho rằng việc quy định giá sàn vé máy bay nội địa dù dưới hình thức nào cũng không phù hợp với quy định của Luật Cạnh tranh năm 2014. Hơn nữa, quy định giá sàn dịch vụ vận chuyển hành khách cũng không còn phổ biến trên thế giới.

Theo Khánh Linh

VnEconomy

Đọc tiếp »

Ông Trump gây bất ngờ vì sa thải "cánh tay phải"

Steve Bannon là một trong những cố vấn được tin cậy nhất nhưng cũng gây nhiều tranh cãi nhất của ông Trump. Bannon đã có công rất lớn trong việc tạo nên làn sóng dân túy và chủ nghĩa dân tộc trong lòng các cử tri Mỹ, giúp ông Trump giành chiến thắng trong mùa bầu cử vừa qua

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua (5/4) vừa có động thái tổ chức, sắp xếp lại cơ quan Hội đồng an ninh quốc gia (NSC). Theo đó, chiến lược gia trưởng Stephen Bannon đã bị loại khỏi hội đồng cố vấn trong khi các quan chức tình báo và quốc phòng cấp cao lại được khôi phục chức vụ.

Động thái lần này giúp gia tăng sức ảnh hưởng của Cố vấn an ninh quốc gia H.R. McMaster – người được coi là “”khắc tinh” của ông Bannon. Ngoài chuyện được tăng cường quyền lực ở NSC, ông McMaster cũng có thêm Bộ An ninh nội địa trong tay.

Đây là một động thái bất ngờ bởi cựu Chủ tịch của hãng tin Breitbart News – Steve Bannon – là một trong những cố vấn được tin cậy nhất nhưng cũng gây nhiều tranh cãi nhất của ông Trump. Bannon đã có công rất lớn trong việc tạo nên làn sóng dân túy và chủ nghĩa dân tộc trong lòng các cử tri Mỹ, giúp ông Trump giành chiến thắng trong mùa bầu cử vừa qua. Đồng thời việc bổ nhiệm Bannon vào hội đồng NSC cũng bị nhiều người chỉ trích.

Tuy nhiên, một quan chức Nhà Trắng lại nhận định rằng đây là sự kiện dễ hiểu bởi Bannon vào ủy ban này chỉ là để giám sát Micheal Flynn (cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của ông Trump) và ông cũng không bao giờ có mặt tại các cuộc họp. Đã có McMaster thì Bannon không cần thiết ở vị trí đó nữa.

Hôm 13/2, Flynn bị Trump sa thải vì đã không báo cáo cho Tổng thống (hoặc Phó Tổng thống Mike Pence) đầy đủ các chi tiết về chuyện liên lạc với đại sứ Nga trong giai đoạn trước khi ông Trump nhậm chức.

Theo Tú Anh

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Mỹ phá đường dây bán visa cho giới nhà giàu Trung Quốc

Đặc vụ liên bang ở California ngày 5/4 bao vây 2 căn nhà và một doanh nghiệp bị cáo buộc liên quan đến đường dây lừa đảo thị thực (visa) trị giá khoảng 50 triệu USD.

Theo AFP, chính quyền ước tính đường dây này đã giúp khoảng 100 người giàu Trung Quốc được cấp visa cư trú ở Mỹ.

Theo thông tin từ FBI, các nghi phạm chính trong đường dây là Victoria Chan, luật sư hành nghề ở California, và cha cô này là ông Tat Chan. Họ bắt đầu từ năm 2008 bằng việc thuyết phục 100 người Trung Quốc đầu tư đến 50 triệu USD cho cái gọi là “Quỹ nhập cảnh đầu tư California (CIIF)” và cho các công ty liên quan để được cấp visa diện EB-5.

Chương trình EB-5 được xây dựng năm 1990, quy định sẽ cấp giấy phép để các công dân nước ngoài được định cư ở Mỹ (hay còn gọi là cấp thẻ xanh), đổi lại họ phải đầu tư ít nhất 500.000 USD vào một doanh nghiệp tại việc làm cho 10 người Mỹ. Vào năm 2014, 90% visa EB-5 được cấp là cho công dân Trung Quốc.

“Nhờ vào đường dây này mà rất nhiều người Trung Quốc đã được cấp thẻ xanh theo diện EB-5, ngay cả khi họ không thực sự đầu tư vào doanh nghiệp nào của Mỹ hay tạo ra việc làm mới nào cho Mỹ”, đặc vụ FBI Gary Chen nói.

Cá biệt, một số người người mà Victoria Chan giúp đỡ nằm trong danh sách 100 đối tượng bị Trung Quốc truy nã gắt gao nhất vì các tội như hối lộ và lạm dụng quyền lực.

Victoria Chan và cha cô này đã hứa sẽ hoàn tiền đầy đủ cho các khách hàng, nhưng lén lút giấu bớt để mua nhiều ngôi nhà trị giá hàng triệu USD cho bản thân và cho kẻ đồng loã là Fang Zeng, một công dân Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau cuộc khám xét, nhà điều tra cho biết họ vẫn chưa bắt giữ các nghi phạm và chưa đưa ra cáo buộc chính thức.

Theo Minh Anh

Zing

Đọc tiếp »

Việt Nam nằm trong top 5 nước có giá trị đầu tư lớn nhất ở Campuchia

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Việt Nam tiếp tục nằm trong top 5 nước có giá trị đầu tư lớn nhất tại Campuchia.

Về đầu tư, tính lũy kế đến tháng 12/2016, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 183 dự án giá trị và 2,85 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư tại Campuchia.

Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn thứ ba của Campuchia. Tính đến hết năm 2016, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Campuchia đã đạt khoảng 3 tỷ USD.

Trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 624,1 triệu USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2016. Hai nước đang hướng tới mục tiêu 5 tỷ USD trong thời hạn sớm nhất có thể.

Ngoài ra, Việt Nam luôn dẫn đầu về số lượt du khách viếng thăm Campuchia trong những năm gần đây, đồng thời Việt Nam cũng là điểm đến hàng đầu của du khách Campuchia khi ra nước ngoài.

Các thông tin trên được Đại sứ Thạch Dư đưa trong phát biểu khai mạc cuộc Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại Campuchia năm 2017, do Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia tổ chức với sự tham dự của khoảng 100 đại diện doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư và kinh doanh tại vương quốc này.

Theo Đại sứ, quan hệ hữu nghị truyền thống, điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của chính phủ hai nước là một trong những cơ sở thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam-Campuchia có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua.

Tuy nhiên, Đại sứ cho rằng mặc dù đã đạt được những kết quả rất ấn tượng nhưng tiềm năng để đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Campuchia còn rất lớn.

Do đó, với mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp, Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại Campuchia năm 2017 được tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu thêm tình hình và cơ hội đầu tư kinh doanh tại Campuchia, tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu tại địa bàn vốn đã được tạo dựng trong nhiều năm qua, đồng thời tạo cơ hội kết nối các doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh tại Campuchia.

Sau phần giới thiệu về tình hình chính trị, kinh tế Campuchia hiện nay, thông báo về các thỏa thuận hợp tác song phương giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua do Công sứ Nguyễn Trác trình bày, nhiều đại biểu các doanh nghiệp như Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC), Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG), Metfone, Angkorr Milk, Bệnh viện Chak Angre… đã nêu một số khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp đối với Chính phủ Campuchia và Việt Nam về cơ chế hiện hành của chính phủ hai nước đối với các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia, nhất là đối với các vấn đề liên quan đến thuế, thị thực cho người lao động Việt Nam.

Theo PV

Vietnam+

Đọc tiếp »

Điều gì đang xảy ra ở Syria mà có thể khiến cả thế giới rúng động?

Đây là cuộc nội chiến ở Syria, nhưng nó được coi là có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cả thế giới bởi có quan hệ trực tiếp đến quan hệ Nga – Mỹ.

Cuộc nội chiến ở Syria đã kéo dài hơn 6 năm qua, khiến hơn 250.000 người thiệt mạng. Đó là cuộc chiến giữa các binh sĩ ủng hộ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và một bên là nhóm được gọi là quân nổi dậy, những người muốn lật đổ ông Assad. Bởi vì đây là cuộc xung đột giữa hai phía trong cùng 1 đất nước, nó được gọi là nội chiến.

Trong cuộc chiến này, có 1 “chiến trường” quan trọng: thành phố Aleppo.

Cuộc nội chiến bắt đầu như thế nào?

Rắc rối nảy sinh từ năm 2011, ở thành phố Deraa của Syria. Người dân địa phương đã tổ chức biểu tình sau khi 15 học sinh bị giam giữ (và được cho là bị tra tấn) vì vẽ lên tường 1 bức tranh graffiti có nội dung chống Chính phủ.

Ban đầu đó là 1 cuộc biểu tình trong hòa bình, kêu gọi trả tự do cho nhóm học sinh này và rộng hơn là kêu gọi chính quyền trao nhiều tự do hơn cho dân chúng.

Chính phủ Syria đã giận dữ đáp lại. Ngày 18/3/2011, quân đội nổ súng vào người biểu tình, khiến 4 người thiệt mạng. Ngày hôm sau, đoàn người tham gia đám tang của các nạn nhân bị bắn và 1 người khác thiệt mạng. Diễn biến này đã gây ra 1 cú sốc và bạo động nhanh chóng bao trùm khắp nơi trên đất nước Syria.

Đến tháng 7/2012, Hội chữ thập đỏ quốc tế tuyên bố bạo động ở Syria đã lan rộng đến mức nước này đã lâm vào tình trạng nội chiến.

Ban đầu, người biểu tình chỉ muốn dân chủ và tự do; nhưng sau khi tiếng súng vang lên, người biểu tình đã yêu cầu ông Assad phải từ chức – điều mà vị Tổng thống đã từ chối. Căng thẳng cứ như vậy mà leo thang. Tổng thống Assad cũng đã vài lần đưa ra kế hoạch thay đổi cách điều hành đất nước, nhưng người biểu tình không còn tin vào ông nữa.

Tuy nhiên vì vẫn còn khá nhiều người ủng hộ Tổng thống Assad và Chính phủ, cuộc chiến vẫn tiếp tục khi những người biểu tình không đạt được thứ họ muốn.

Tình hình rất phức tạp

Không chỉ có 1 nhóm chống lại Tổng thống Assad. Có vài nhóm có chung mong muốn lật đổ ông. Ước tính có khoảng 1.000 nhóm khác nhau phản đối Chính phủ kể từ khi xung đột nổ ra, với khoảng 100.000 binh sĩ. Họ là quân nổi dậy, có cả những đảng phái chính trị và những người lưu vong.

Nhưng mọi chuyện phức tạp hơn kể từ năm 2014, khi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt đầu mạnh lên ở nước láng giềng Iraq. IS bành trướng sang phía Đông Syria, và trong sự hỗn loạn của cuộc nội chiến, chúng có thể giành lấy đất đai và củng cố quyền lực. Giờ đây cả quân đội của ông Assad và phía quân nổi dậy đều đang ở trong những cuộc chiến riêng lẻ với IS.

Để ngăn chặn IS, tháng 9/2014, Mỹ, Anh và các nước khác bắt đầu can thiệp và thực hiện các cuộc không kích tấn công khủng bố ở Iraq và Syria.

Người dân Syria khốn khổ

Hàng triệu dân thường Syria phải rời khỏi nhà để tìm nơi trú ẩn. Một số ở lại trong khi nhiều người tìm đường ra nước ngoài. Theo Liên hợp quốc, khoảng 5 triệu người Syria đã rời khỏi đất nước, 6 triệu người vẫn ở Syria nhưng không thể sống trong căn nhà của mình.

Trong số những người ở lại, phần lớn chạy khỏi thành phố và tìm kiếm sự an toàn ở các vùng nông thôn. Nhiều trẻ em không thể đến trường vì trường học đã bị phá hủy hoặc không có giáo viên.

Còn đối với những người đã chạy khỏi Syria, họ tới các quốc gia láng giềng như Jordan, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Xung đột ở Syria gây ra một trong những làn sóng tị nạn lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Nhiều người thực hiện cuộc hành trình dài đằng đẵng và đầy nguy hiểm tới châu Âu. Một số nước châu Âu tuyên bố mở cửa chấp nhận những người tị nạn muốn có 1 cuộc sống mới.

Báo cáo công bố tháng 9/2015 cho thấy Đức chào đón hàng trăm người tị nạn, trong khi cựu Thủ tướng Anh David Cameron từng nói Anh sẽ chấp nhận khoảng 20.000 người tị nạn Syria từ nay đến năm 2020. Pháp cũng tuyên bố đón nhận khoảng 24.000 người.

Các cường quốc như Mỹ, Nga, Anh và Pháp đã có nhiều cuộc thảo luận để tìm ra giải pháp giúp đỡ Syria. Tuy nhiên vẫn chưa có gì đột phá.

Động thái mới nhất của Tổng thống Trump có ý nghĩa gì?

Sáng sớm nay (7/4), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động khi ra lệnh phóng 50 quả tên lửa hành trình Tomahawk với mục tiêu là căn cứ không quân của Chính phủ Syria. Đây là lần đầu tiên Mỹ trực tiếp tấn công các mục tiêu của chính quyền Assad sau cuộc nội chiến kéo dài 6 năm qua với lý lẽ Washington cáo buộc Tổng thống Bashar al-Assad đứng sau các vụ tấn công hóa học làm nhiều thường dân thiệt mạng.

Đây là cuộc nội chiến ở Syria, nhưng nó được coi là có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cả thế giới bởi có quan hệ trực tiếp đến quan hệ Nga – Mỹ. Trong khi Mỹ lên án ông Assad, Nga lại hỗ trợ quân sự cho chính quyền Syria kể từ tháng 9/2015. Trong suốt hơn 6 năm qua, Nga đã vài lần sử dụng quyền phủ quyết ở Hội đồng bảo an liên hợp quốc để ngăn chặn lệnh cấm vận chống lại Syria.

Sự kiện cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quan điểm đối ngoại của Donald Trump – người vừa bước chân vào Nhà Trắng chưa tròn 100 ngày.

Trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống năm ngoái, Trump đã buộc tội những người tiền nhiệm khiến khu vực Trung Đông thêm rắc rối. Nhưng sau vụ tấn công hóa học do chính quyền của ông Assad thực hiện khiến hơn 70 người, trong đó có nhiều trẻ em, thiệt mạng và với nhiều hình ảnh đau thương được truyền đi khắp thế giới, Trump tuyên bố suy nghĩ của ông đã thay đổi.

Đây cũng là cách tiếp cận không giống với người tiền nhiệm Barack Obama, người nhiều lần lên án và đe dọa sẽ có hành động quân sự với Syria nhưng chưa từng thực hiện. Năm 2013, sau vụ tấn công bằng khí sarin khiến hơn 1.000 người thiệt mạng ở gần Damacus, ông Obama cũng đã cân nhắc hành động nhưng sau đó đã lùi bước khi Anh từ chối tham gia. Thay vào đó, ông Obama và ông Putin đạt được thỏa thuận về Syria.

Theo Thu Hương

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

“Made in China 2025”, tham vọng người Trung Quốc và câu chuyện kinh tế Việt Nam

2 năm trước, tháng 5/2015 chiến lược “Made in China 2025” ra đời nhằm thay đổi triệt để bộ mặt công nghiệp Trung Quốc. Chiến lược 10 năm có thể là quyết sách tốt đối với ngành công nghiệp nước này, tuy nhiên, nó cũng đồng thời khiến các nước khác, trong đó có Việt Nam phải lo ngại.

Tham vọng của Made in China 2025

Ngày 19/5/2015, chính quyền Trung Quốc đã công bố kế hoạch “Made in China 2025” nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất nước này trong vòng 10 năm tới.

Chiến lược được ra đời trong thời điểm các nhà máy Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn vì nhu cầu giảm, nền kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực.

Tân Hoa Xã cho biết Quốc vụ viện Trung Quốc đề ra 9 ưu tiên để đưa nước này thành “cường quốc sản xuất của thế giới”, bao gồm tăng cường đổi mới, tích hợp công nghệ thông tin với sản xuất, quảng bá nhãn hiệu Trung Quốc, khuyến khích sản xuất xanh, tái cơ cấu các ngành sản xuát, quốc tế hoá sản xuất...

Chính phủ Trung Quốc cam kết đầu tư để phát triển 10 ngành công nghệ cao như chế tạo người máy, thiết bị hàng không không gian, xe hơi sử dụng năng lượng mới, vận tải công nghệ cao, tàu và thiết bị hàng hải công nghệ cao, y dược sinh học...

Theo đó, nhiều trung tâm đổi mới sản xuất sẽ được xây dựng. Hiện, con số này được đề xuất là 15 trung tâm đến năm 2020 và sẽ mở động thành 40 vào năm 2025.

“Bắc Kinh sẽ tăng chi phí nghiên cứu phát triển từ 0,88% doanh số sản xuất trong năm 2013 lên 1,68% vào năm 2025”, Tân Hoa Xã cho hay.

Rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế Việt Nam?

Sau khi ra đời và được áp dụng, “Made in China 2025” đã vấp phải nhiều chỉ trích của các doanh nghiệp nước ngoài.

Phòng Thương mại Liên minh châu Âu ở Bắc Kinh ngày 7/3 vừa qua đã công bố một bản báo cáo dài chỉ trích việc các doanh nghiệp ngoại bị đối xử bất công, cảnh báo về các khoản trợ cấp của Bắc Kinh có thể tạo ra mức dư thừa công suất lớn trong một số ngành công nghiệp.

Một ví dụ về sự bất công được chỉ ra là việc các doanh nghiệp châu Âu buộc phải chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc mới được tiếp cận thị trường.

“Giới doanh nghiệp châu Âu đang đối mặt với áp lực lớn là phải chuyển giao công nghệ tiên tiến để đổi lấy quyền tiếp cận ngắn hạn vào thị trường”, báo cáo của Phòng Thương mại EU viết.

Nhưng các doanh nghiệp châu Âu không phải là đối tượng duy nhất bị ảnh hưởng bởi chiến lược tham vọng của Bắc Kinh.

“Lộ trình của Trung Quốc là thay thế công nghiệp giá rẻ tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường. Đến năm 2025, họ dự kiến hàm lượng công nghệ cao chiếm trong 1 sản phẩm sản xuất được phải là 70%. Do đó những công nghệ thải loại của Trung Quốc sẽ tìm cách chuyển sang các nước khác, Việt Nam có thể nằm trong số đó. Đấy là rủi ro rất lớn”, TS. Lương Văn Khôi , Phó GĐ Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ KHĐT) cho biết.

TS. Lương Văn Khôi cũng cho biết thêm hiện Trung Quốc đang có những chính sách cắt giảm, đóng cửa các nhà máy nhiệt điện sử dụng than.

“Khả năng họ sẽ chuyển những nhà máy này sang Việt Nam. Thời gian qua đã có những dự án Trung Quốc ‘lọt’ vào Việt Nam. Chúng ta cần phải theo dõi sát sao, nếu không Việt Nam có nguy cơ trở thành bãi rác thải loại của nước khác”, TS. Khôi nói.

Quý I/2017, số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT) cho biết vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản, Mỹ, và nhiều quốc gia khác, chỉ đứng sau Hàn Quốc và Singapore.

Cụ thể, 3 tháng đầu năm Việt Nam nhận được hơn 823 triệu USD từ Trung Quốc với 58 dự án đăng ký cấp mới và 177 lượt vốn góp mua cổ phần. Số vốn này tăng khá mạnh so với con số 290 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.

“Liệu đây có phải là dấu hiệu cho những hành động trong chiến lược Made in China 2025?”

“Tôi nghĩ không nên loại trừ bất cứ nguy cơ nào cả, nhất là khi họ đang tự khuyến khích đầu tư vào những ngành công nghiệp cao, việc dư thừa phải tìm cách thải loại là điều có cơ sở”, ông Khôi trả lời.

Do đó, vị TS của trung tâm dự báo kinh tế cho rằng cần phải cân nhắc kỹ đối với những dự án của Trung Quốc đầu tư vào, đồng thời, phải giám sát việc chuyển giao công nghệ đối với những dự án đã ký.

“Nhà máy phân đạm Hà Bắc là một ví dụ, chuyển giao không tốt, lắp đặt xong thì đắp chiếu”, TS. Lương Văn Khôi cho hay.

Theo Đức Minh

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Bộ trưởng Giao thông: “Giảm giá vé được thì tại sao không cho giảm?”

"Quan điểm của Bộ là không thay đổi quy định hiện nay về giá vé máy bay... Hãng hàng không có thể giảm giá vé được thì tại sao không cho giảm?", Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nói tại buổi làm việc của Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải, sáng 7/4.

Buổi làm việc nói trên đã bàn nhiều nội dung quan trọng, trong đó có quy định giá trần, giá sàn vé máy bay; thu phí tự động không dừng, quyết toán các dự án BOT…

Đối với vấn đề giá vé trần, vé sàn mà các hãng hàng không đề xuất, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nói: "Quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải là không bao giờ đặt lợi ích một hãng hàng không hay một doanh nghiệp nào lên trên, mà trước hết phải là lợi ích của người dân".

"Quan trọng nhất là đưa ra cơ chế phù hợp đảm bảo tính cạnh tranh, lợi nhuận đi đôi với chất lượng dịch vụ, mọi doanh nghiệp kinh doanh đều phải bình đẳng, thượng tôn pháp luật", ông khẳng định.

Trước đó, tại buổi họp báo quý 1 của Bộ Giao thông Vận tải diễn ra chiều 5/4, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc đưa ra giá sàn, giá trần đối với giá vé máy bay.

Việc đưa ra kiến nghị về mức giá sàn vé máy bay mới chỉ dừng lại là ý kiến của doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời. Cục Hàng không đang tham khảo lấy ý kiến của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành cũng như ý kiến của các bộ, ngành liên quan về vấn đề này.

“Quyết định được đưa ra phải dựa trên hệ thống pháp luật về hàng không dân dụng, giá, cạnh tranh. Đồng thời, phải tính đến các yếu tố chính sách kinh tế vĩ mô, điều kiện phát triển thực tiễn của ngành hàng không Việt Nam, tham khảo thực tiễn quốc tế và đảm bảo lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp”, ông Thanh nhấn mạnh.

Theo Khánh Linh

Vneconomy

Đọc tiếp »