Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Việt Nam nằm trong top 5 nước có giá trị đầu tư lớn nhất ở Campuchia

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Việt Nam tiếp tục nằm trong top 5 nước có giá trị đầu tư lớn nhất tại Campuchia.

Về đầu tư, tính lũy kế đến tháng 12/2016, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 183 dự án giá trị và 2,85 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư tại Campuchia.

Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn thứ ba của Campuchia. Tính đến hết năm 2016, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Campuchia đã đạt khoảng 3 tỷ USD.

Trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 624,1 triệu USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2016. Hai nước đang hướng tới mục tiêu 5 tỷ USD trong thời hạn sớm nhất có thể.

Ngoài ra, Việt Nam luôn dẫn đầu về số lượt du khách viếng thăm Campuchia trong những năm gần đây, đồng thời Việt Nam cũng là điểm đến hàng đầu của du khách Campuchia khi ra nước ngoài.

Các thông tin trên được Đại sứ Thạch Dư đưa trong phát biểu khai mạc cuộc Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại Campuchia năm 2017, do Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia tổ chức với sự tham dự của khoảng 100 đại diện doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư và kinh doanh tại vương quốc này.

Theo Đại sứ, quan hệ hữu nghị truyền thống, điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của chính phủ hai nước là một trong những cơ sở thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam-Campuchia có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua.

Tuy nhiên, Đại sứ cho rằng mặc dù đã đạt được những kết quả rất ấn tượng nhưng tiềm năng để đẩy mạnh hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Campuchia còn rất lớn.

Do đó, với mong muốn đồng hành cùng doanh nghiệp, Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam đầu tư và kinh doanh tại Campuchia năm 2017 được tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu thêm tình hình và cơ hội đầu tư kinh doanh tại Campuchia, tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu tại địa bàn vốn đã được tạo dựng trong nhiều năm qua, đồng thời tạo cơ hội kết nối các doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh tại Campuchia.

Sau phần giới thiệu về tình hình chính trị, kinh tế Campuchia hiện nay, thông báo về các thỏa thuận hợp tác song phương giữa Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua do Công sứ Nguyễn Trác trình bày, nhiều đại biểu các doanh nghiệp như Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia (AVIC), Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG), Metfone, Angkorr Milk, Bệnh viện Chak Angre… đã nêu một số khó khăn, vướng mắc và đề xuất kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp đối với Chính phủ Campuchia và Việt Nam về cơ chế hiện hành của chính phủ hai nước đối với các nhà đầu tư Việt Nam sang Campuchia, nhất là đối với các vấn đề liên quan đến thuế, thị thực cho người lao động Việt Nam.

Theo PV

Vietnam+

Đọc tiếp »

Điều gì đang xảy ra ở Syria mà có thể khiến cả thế giới rúng động?

Đây là cuộc nội chiến ở Syria, nhưng nó được coi là có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cả thế giới bởi có quan hệ trực tiếp đến quan hệ Nga – Mỹ.

Cuộc nội chiến ở Syria đã kéo dài hơn 6 năm qua, khiến hơn 250.000 người thiệt mạng. Đó là cuộc chiến giữa các binh sĩ ủng hộ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và một bên là nhóm được gọi là quân nổi dậy, những người muốn lật đổ ông Assad. Bởi vì đây là cuộc xung đột giữa hai phía trong cùng 1 đất nước, nó được gọi là nội chiến.

Trong cuộc chiến này, có 1 “chiến trường” quan trọng: thành phố Aleppo.

Cuộc nội chiến bắt đầu như thế nào?

Rắc rối nảy sinh từ năm 2011, ở thành phố Deraa của Syria. Người dân địa phương đã tổ chức biểu tình sau khi 15 học sinh bị giam giữ (và được cho là bị tra tấn) vì vẽ lên tường 1 bức tranh graffiti có nội dung chống Chính phủ.

Ban đầu đó là 1 cuộc biểu tình trong hòa bình, kêu gọi trả tự do cho nhóm học sinh này và rộng hơn là kêu gọi chính quyền trao nhiều tự do hơn cho dân chúng.

Chính phủ Syria đã giận dữ đáp lại. Ngày 18/3/2011, quân đội nổ súng vào người biểu tình, khiến 4 người thiệt mạng. Ngày hôm sau, đoàn người tham gia đám tang của các nạn nhân bị bắn và 1 người khác thiệt mạng. Diễn biến này đã gây ra 1 cú sốc và bạo động nhanh chóng bao trùm khắp nơi trên đất nước Syria.

Đến tháng 7/2012, Hội chữ thập đỏ quốc tế tuyên bố bạo động ở Syria đã lan rộng đến mức nước này đã lâm vào tình trạng nội chiến.

Ban đầu, người biểu tình chỉ muốn dân chủ và tự do; nhưng sau khi tiếng súng vang lên, người biểu tình đã yêu cầu ông Assad phải từ chức – điều mà vị Tổng thống đã từ chối. Căng thẳng cứ như vậy mà leo thang. Tổng thống Assad cũng đã vài lần đưa ra kế hoạch thay đổi cách điều hành đất nước, nhưng người biểu tình không còn tin vào ông nữa.

Tuy nhiên vì vẫn còn khá nhiều người ủng hộ Tổng thống Assad và Chính phủ, cuộc chiến vẫn tiếp tục khi những người biểu tình không đạt được thứ họ muốn.

Tình hình rất phức tạp

Không chỉ có 1 nhóm chống lại Tổng thống Assad. Có vài nhóm có chung mong muốn lật đổ ông. Ước tính có khoảng 1.000 nhóm khác nhau phản đối Chính phủ kể từ khi xung đột nổ ra, với khoảng 100.000 binh sĩ. Họ là quân nổi dậy, có cả những đảng phái chính trị và những người lưu vong.

Nhưng mọi chuyện phức tạp hơn kể từ năm 2014, khi tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) bắt đầu mạnh lên ở nước láng giềng Iraq. IS bành trướng sang phía Đông Syria, và trong sự hỗn loạn của cuộc nội chiến, chúng có thể giành lấy đất đai và củng cố quyền lực. Giờ đây cả quân đội của ông Assad và phía quân nổi dậy đều đang ở trong những cuộc chiến riêng lẻ với IS.

Để ngăn chặn IS, tháng 9/2014, Mỹ, Anh và các nước khác bắt đầu can thiệp và thực hiện các cuộc không kích tấn công khủng bố ở Iraq và Syria.

Người dân Syria khốn khổ

Hàng triệu dân thường Syria phải rời khỏi nhà để tìm nơi trú ẩn. Một số ở lại trong khi nhiều người tìm đường ra nước ngoài. Theo Liên hợp quốc, khoảng 5 triệu người Syria đã rời khỏi đất nước, 6 triệu người vẫn ở Syria nhưng không thể sống trong căn nhà của mình.

Trong số những người ở lại, phần lớn chạy khỏi thành phố và tìm kiếm sự an toàn ở các vùng nông thôn. Nhiều trẻ em không thể đến trường vì trường học đã bị phá hủy hoặc không có giáo viên.

Còn đối với những người đã chạy khỏi Syria, họ tới các quốc gia láng giềng như Jordan, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Xung đột ở Syria gây ra một trong những làn sóng tị nạn lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Nhiều người thực hiện cuộc hành trình dài đằng đẵng và đầy nguy hiểm tới châu Âu. Một số nước châu Âu tuyên bố mở cửa chấp nhận những người tị nạn muốn có 1 cuộc sống mới.

Báo cáo công bố tháng 9/2015 cho thấy Đức chào đón hàng trăm người tị nạn, trong khi cựu Thủ tướng Anh David Cameron từng nói Anh sẽ chấp nhận khoảng 20.000 người tị nạn Syria từ nay đến năm 2020. Pháp cũng tuyên bố đón nhận khoảng 24.000 người.

Các cường quốc như Mỹ, Nga, Anh và Pháp đã có nhiều cuộc thảo luận để tìm ra giải pháp giúp đỡ Syria. Tuy nhiên vẫn chưa có gì đột phá.

Động thái mới nhất của Tổng thống Trump có ý nghĩa gì?

Sáng sớm nay (7/4), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động khi ra lệnh phóng 50 quả tên lửa hành trình Tomahawk với mục tiêu là căn cứ không quân của Chính phủ Syria. Đây là lần đầu tiên Mỹ trực tiếp tấn công các mục tiêu của chính quyền Assad sau cuộc nội chiến kéo dài 6 năm qua với lý lẽ Washington cáo buộc Tổng thống Bashar al-Assad đứng sau các vụ tấn công hóa học làm nhiều thường dân thiệt mạng.

Đây là cuộc nội chiến ở Syria, nhưng nó được coi là có tầm ảnh hưởng rất lớn đến cả thế giới bởi có quan hệ trực tiếp đến quan hệ Nga – Mỹ. Trong khi Mỹ lên án ông Assad, Nga lại hỗ trợ quân sự cho chính quyền Syria kể từ tháng 9/2015. Trong suốt hơn 6 năm qua, Nga đã vài lần sử dụng quyền phủ quyết ở Hội đồng bảo an liên hợp quốc để ngăn chặn lệnh cấm vận chống lại Syria.

Sự kiện cũng đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quan điểm đối ngoại của Donald Trump – người vừa bước chân vào Nhà Trắng chưa tròn 100 ngày.

Trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống năm ngoái, Trump đã buộc tội những người tiền nhiệm khiến khu vực Trung Đông thêm rắc rối. Nhưng sau vụ tấn công hóa học do chính quyền của ông Assad thực hiện khiến hơn 70 người, trong đó có nhiều trẻ em, thiệt mạng và với nhiều hình ảnh đau thương được truyền đi khắp thế giới, Trump tuyên bố suy nghĩ của ông đã thay đổi.

Đây cũng là cách tiếp cận không giống với người tiền nhiệm Barack Obama, người nhiều lần lên án và đe dọa sẽ có hành động quân sự với Syria nhưng chưa từng thực hiện. Năm 2013, sau vụ tấn công bằng khí sarin khiến hơn 1.000 người thiệt mạng ở gần Damacus, ông Obama cũng đã cân nhắc hành động nhưng sau đó đã lùi bước khi Anh từ chối tham gia. Thay vào đó, ông Obama và ông Putin đạt được thỏa thuận về Syria.

Theo Thu Hương

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

“Made in China 2025”, tham vọng người Trung Quốc và câu chuyện kinh tế Việt Nam

2 năm trước, tháng 5/2015 chiến lược “Made in China 2025” ra đời nhằm thay đổi triệt để bộ mặt công nghiệp Trung Quốc. Chiến lược 10 năm có thể là quyết sách tốt đối với ngành công nghiệp nước này, tuy nhiên, nó cũng đồng thời khiến các nước khác, trong đó có Việt Nam phải lo ngại.

Tham vọng của Made in China 2025

Ngày 19/5/2015, chính quyền Trung Quốc đã công bố kế hoạch “Made in China 2025” nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất nước này trong vòng 10 năm tới.

Chiến lược được ra đời trong thời điểm các nhà máy Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn vì nhu cầu giảm, nền kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực.

Tân Hoa Xã cho biết Quốc vụ viện Trung Quốc đề ra 9 ưu tiên để đưa nước này thành “cường quốc sản xuất của thế giới”, bao gồm tăng cường đổi mới, tích hợp công nghệ thông tin với sản xuất, quảng bá nhãn hiệu Trung Quốc, khuyến khích sản xuất xanh, tái cơ cấu các ngành sản xuát, quốc tế hoá sản xuất...

Chính phủ Trung Quốc cam kết đầu tư để phát triển 10 ngành công nghệ cao như chế tạo người máy, thiết bị hàng không không gian, xe hơi sử dụng năng lượng mới, vận tải công nghệ cao, tàu và thiết bị hàng hải công nghệ cao, y dược sinh học...

Theo đó, nhiều trung tâm đổi mới sản xuất sẽ được xây dựng. Hiện, con số này được đề xuất là 15 trung tâm đến năm 2020 và sẽ mở động thành 40 vào năm 2025.

“Bắc Kinh sẽ tăng chi phí nghiên cứu phát triển từ 0,88% doanh số sản xuất trong năm 2013 lên 1,68% vào năm 2025”, Tân Hoa Xã cho hay.

Rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế Việt Nam?

Sau khi ra đời và được áp dụng, “Made in China 2025” đã vấp phải nhiều chỉ trích của các doanh nghiệp nước ngoài.

Phòng Thương mại Liên minh châu Âu ở Bắc Kinh ngày 7/3 vừa qua đã công bố một bản báo cáo dài chỉ trích việc các doanh nghiệp ngoại bị đối xử bất công, cảnh báo về các khoản trợ cấp của Bắc Kinh có thể tạo ra mức dư thừa công suất lớn trong một số ngành công nghiệp.

Một ví dụ về sự bất công được chỉ ra là việc các doanh nghiệp châu Âu buộc phải chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc mới được tiếp cận thị trường.

“Giới doanh nghiệp châu Âu đang đối mặt với áp lực lớn là phải chuyển giao công nghệ tiên tiến để đổi lấy quyền tiếp cận ngắn hạn vào thị trường”, báo cáo của Phòng Thương mại EU viết.

Nhưng các doanh nghiệp châu Âu không phải là đối tượng duy nhất bị ảnh hưởng bởi chiến lược tham vọng của Bắc Kinh.

“Lộ trình của Trung Quốc là thay thế công nghiệp giá rẻ tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường. Đến năm 2025, họ dự kiến hàm lượng công nghệ cao chiếm trong 1 sản phẩm sản xuất được phải là 70%. Do đó những công nghệ thải loại của Trung Quốc sẽ tìm cách chuyển sang các nước khác, Việt Nam có thể nằm trong số đó. Đấy là rủi ro rất lớn”, TS. Lương Văn Khôi , Phó GĐ Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ KHĐT) cho biết.

TS. Lương Văn Khôi cũng cho biết thêm hiện Trung Quốc đang có những chính sách cắt giảm, đóng cửa các nhà máy nhiệt điện sử dụng than.

“Khả năng họ sẽ chuyển những nhà máy này sang Việt Nam. Thời gian qua đã có những dự án Trung Quốc ‘lọt’ vào Việt Nam. Chúng ta cần phải theo dõi sát sao, nếu không Việt Nam có nguy cơ trở thành bãi rác thải loại của nước khác”, TS. Khôi nói.

Quý I/2017, số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT) cho biết vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã vượt qua Nhật Bản, Mỹ, và nhiều quốc gia khác, chỉ đứng sau Hàn Quốc và Singapore.

Cụ thể, 3 tháng đầu năm Việt Nam nhận được hơn 823 triệu USD từ Trung Quốc với 58 dự án đăng ký cấp mới và 177 lượt vốn góp mua cổ phần. Số vốn này tăng khá mạnh so với con số 290 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.

“Liệu đây có phải là dấu hiệu cho những hành động trong chiến lược Made in China 2025?”

“Tôi nghĩ không nên loại trừ bất cứ nguy cơ nào cả, nhất là khi họ đang tự khuyến khích đầu tư vào những ngành công nghiệp cao, việc dư thừa phải tìm cách thải loại là điều có cơ sở”, ông Khôi trả lời.

Do đó, vị TS của trung tâm dự báo kinh tế cho rằng cần phải cân nhắc kỹ đối với những dự án của Trung Quốc đầu tư vào, đồng thời, phải giám sát việc chuyển giao công nghệ đối với những dự án đã ký.

“Nhà máy phân đạm Hà Bắc là một ví dụ, chuyển giao không tốt, lắp đặt xong thì đắp chiếu”, TS. Lương Văn Khôi cho hay.

Theo Đức Minh

Trí thức trẻ

Đọc tiếp »

Bộ trưởng Giao thông: “Giảm giá vé được thì tại sao không cho giảm?”

"Quan điểm của Bộ là không thay đổi quy định hiện nay về giá vé máy bay... Hãng hàng không có thể giảm giá vé được thì tại sao không cho giảm?", Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nói tại buổi làm việc của Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải, sáng 7/4.

Buổi làm việc nói trên đã bàn nhiều nội dung quan trọng, trong đó có quy định giá trần, giá sàn vé máy bay; thu phí tự động không dừng, quyết toán các dự án BOT…

Đối với vấn đề giá vé trần, vé sàn mà các hãng hàng không đề xuất, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nói: "Quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải là không bao giờ đặt lợi ích một hãng hàng không hay một doanh nghiệp nào lên trên, mà trước hết phải là lợi ích của người dân".

"Quan trọng nhất là đưa ra cơ chế phù hợp đảm bảo tính cạnh tranh, lợi nhuận đi đôi với chất lượng dịch vụ, mọi doanh nghiệp kinh doanh đều phải bình đẳng, thượng tôn pháp luật", ông khẳng định.

Trước đó, tại buổi họp báo quý 1 của Bộ Giao thông Vận tải diễn ra chiều 5/4, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết vẫn chưa có quyết định cuối cùng về việc đưa ra giá sàn, giá trần đối với giá vé máy bay.

Việc đưa ra kiến nghị về mức giá sàn vé máy bay mới chỉ dừng lại là ý kiến của doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời. Cục Hàng không đang tham khảo lấy ý kiến của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong ngành cũng như ý kiến của các bộ, ngành liên quan về vấn đề này.

“Quyết định được đưa ra phải dựa trên hệ thống pháp luật về hàng không dân dụng, giá, cạnh tranh. Đồng thời, phải tính đến các yếu tố chính sách kinh tế vĩ mô, điều kiện phát triển thực tiễn của ngành hàng không Việt Nam, tham khảo thực tiễn quốc tế và đảm bảo lợi ích giữa nhà nước, người dân và doanh nghiệp”, ông Thanh nhấn mạnh.

Theo Khánh Linh

Vneconomy

Đọc tiếp »

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Báo động di cư khỏi Đồng bằng Sông Cửu Long

Không thể sống được với nghề nông do thu nhập bấp bênh, biến đổi khí hậu…, một bộ phận dân cư ở ĐBSCL đã đến các đô thị ở Đông Nam Bộ tìm việc làm

Các chuyên gia đã nhận định như trên tại hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Bộ sau 30 năm đổi mới (1986-2015)” do Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức ngày 28-10 ở TP Cần Thơ.

Hạ tầng cản trở phát triển

PGS-TS Nguyễn Văn Sánh, Viện trưởng Viện Phát triển ĐBSCL - Trường ĐH Cần Thơ, đánh giá: “Tuy ĐBSCL đạt được nhiều thành tựu trong gần 30 năm qua song cần nhìn lại thực trạng hiện nay. Nếu như năm 1990, GDP vùng ĐBSCL cao gấp rưỡi GDP của TP HCM thì 20 năm sau, tỉ lệ này đã đảo ngược. Nguyên nhân là do bất cập về kinh tế cấu trúc, chủ yếu dựa vào khu vực 1 (nông nghiệp). Trong khu vực 1, một thời gian dài chỉ tập trung vào lúa gạo là chính. Gần đây, thủy sản được quan tâm hơn nhưng cây ăn quả vẫn còn bỏ ngỏ”.

Vì khó phát triển kinh tế khu vực 2 (công nghiệp, xây dựng), khu vực 3 (dịch vụ) nên dẫn đến đời sống của hơn 2,8 triệu hộ trồng lúa, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi ở ĐBSCL gặp nhiều khó khăn.

Theo báo cáo tại hội thảo, tăng trưởng kinh tế của vùng ĐBSCL từ năm 2001-2010 trung bình 10%/năm, từ 2011-2014 là 8,8%/năm và 2015 còn 8%/năm. Năm 2000, khu vực 1 chiếm 54% GDP ở ĐBSCL, khu vực 2 là 18%, khu vực 3 là 28%. Tuy nhiên, đến năm 2010, số liệu tương ứng là 41%, 25% và 34%. Năm 2015, khu vực 1 chiếm 33%, khu vực 2 là 26% và khu vực 3 là 41%.

TS Võ Hùng Dũng - Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Cần Thơ - phân tích: “Các tỉnh tiếp giáp TP HCM như Long An, Tiền Giang và Bến Tre có tỉ lệ tăng trưởng cao so với mức tăng trưởng bình quân của vùng và cao hơn so với những tỉnh khác.

Các tỉnh ven biển như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh và Kiên Giang trước đây có tốc độ tăng trưởng cao nhưng đến năm 2008 thì chậm lại và đà suy yếu vẫn tiếp tục nên giảm rất mạnh trong năm 2015. Các địa phương vùng trung tâm gồm Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long và Hậu Giang có tốc độ tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2007-2012 nhưng đã chậm lại trong 3 năm tiếp theo, năm 2015 có tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất”.

Ông Dũng cho rằng hạ tầng giao thông yếu kém là nguyên nhân lớn nhất khiến ĐBSCL khó thu hút đầu tư, hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp (DN). Theo báo cáo điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), 36,4% DN ở ĐBSCL có sản phẩm hư hại do chất lượng đường sá kém khiến mỗi DN thiệt hại trung bình 25 triệu đồng/năm. Các DN cũng mất trung bình 7,2 ngày làm việc do hệ thống giao thông bị tắc nghẽn do lũ lụt, thiên tai.

Tha hương cầu thực

Các cuộc tổng điều tra dân số cho thấy giai đoạn năm 1984-1989, di dân từ ĐBSCL đến các vùng khác là 92.893 người, năm 1994-1999: 229.168 người, 2004-2009: 733.003 người, 2009-2014: 544.909 người. Trong khi đó, số người nhập cư ở ĐBSCL thấp hơn rất nhiều, giai đoạn 2009-2014 chỉ có 97.438 người.

PGS-TS Lê Thanh Sang, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nam Bộ, nhận xét: “Tỉ lệ xuất cư khỏi ĐBSCL ngày càng rõ rệt, trong đó đa phần là lao động trẻ đến Đông Nam Bộ tìm việc làm trong khu vực phi nông nghiệp. TP HCM là nơi tiếp nhận khoảng 1/2 số di dân từ ĐBSCL, còn lại là đến Bình Dương và Đồng Nai”.

Biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến kinh tế của những người sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL khiến nhiều hộ ven biển tìm đến Đông Nam Bộ kiếm sống.

Lao động trẻ trong độ tuổi 18-35 di cư thường làm việc trong những ngành gia công, điện tử… Nhiều người sau 40 tuổi có thể sẽ không còn làm những việc này mà tìm việc khác hoặc trở về nông thôn và trở thành sức ép lớn về kinh tế, chăm sóc y tế cho địa phương, trong khi họ tích lũy rất ít tài sản.

“Hiện tượng di cư quốc tế do phụ nữ Việt Nam kết hôn với đàn ông Trung Quốc, Hàn Quốc và sau khi ly hôn, họ mang con về quê hương đang đặt ra nhiều vấn đề pháp lý cần được giải quyết. Các vấn đề về di cư và di dân của vùng ĐBSCL đòi hỏi phải có chiến lược, kế hoạch, chương trình, chính sách đồng bộ và lâu dài” - ông Sang nhận định.

Dân số lão hóa và nghèo hóa

Quá trình lão hóa dân số ở ĐBSCL đang diễn ra nhanh hơn so với mức trung bình cả nước do tình trạng xuất cư cao của lao động trẻ. Ông Sang dự báo: “Tỉ lệ phụ thuộc của người cao tuổi sẽ tăng lên trong 2 thập niên tới. Kết hợp với nhiều yếu tố, ĐBSCL sẽ đối mặt vấn đề trung hạn là dân số trở nên lão hóa cùng với nghèo hóa, khi những lớp di dân nông thôn - thành thị đầu tiên không tham gia thị trường lao động thành thị và trở về nông thôn sinh sống”.

Theo Ca Linh

Người lao động

Đọc tiếp »

Bị bắt vì tình nghi tích trữ 300 tấn cà rốt

Một người đàn ông Đài Loan đã bị bắt vì tình nghi tích trữ 300 tấn cà rốt. Nhà chức trách cho rằng, người này có âm mưu thao túng giá cả thị trường.

Ngày 26/10, cảnh sát TP. Cao Hùng, Đài Loan, phát hiện nhiều thùng cà rốt được cất trữ trong một kho đông lạnh.

Chiang, chủ sở hữu số cà rốt trên, sau đó đã bị bắt với cáo buộc tích trữ cà rốt nhằm mục đích thao túng giá thị trường. Được biết, sau cơn bão Meranti hồi tháng trước, giá trái cây và rau củ ở Đài Loan trở nên đắt đỏ.

“Cơn bão đã qua lâu, nhưng giá cả các loại rau, trái cây và các sản phẩm nông nghiệp khác vẫn chưa giảm. Chúng tôi nghi ngờ đó là hành vi gây ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân”, công tố viên tuyên bố.

Tuy nhiên, Chiang đã phủ nhận cáo buộc trên. Chiang khai, hàng năm, đều mua khoảng 1.500 tấn cà rốt vào tháng 2 và tháng 3 để bán quanh năm. Theo Chiang, 300 tấn cà rốt chỉ là số lượng nhỏ, không đáng kể để kết luận anh tích trữ nông sản.

Hiện, Chiang đã được tại ngoại sau khi nộp 1 triệu Đài Tệ (gần 70 triệu đồng) tiền bảo lãnh.

Gần đây, Đài Loan liên tiếp hứng chịu hai trận bão lớn Meranti và Megi, gây thiệt hại lớn về người và của. Trong đó, riêng ngành nông nghiệp tổn thất khoảng 3,3 tỷ Đài tệ (gần 2.300 tỷ đồng).

Tuần trước, hội đồng nông nghiệp Đài Loan cho biết, đã yêu cầu các nhóm nông dân tăng nhập khẩu và tung nguồn cung ra thị trường để bình ổn giá.

Theo Tiền Phong

Đọc tiếp »

Ông trùm kim cương Ấn Độ tặng nhân viên hơn 1.000 chiếc xe hơi

Một ông trùm Ấn Độ vừa có màn "chơi trội" khiến dư luận xôn xao, theo Independent 29/10.

Savjibhai Dholakia, Giám đốc điều hành công ty xuất khẩu kim cương Hare Krishna của Ấn Độ tuyên bố sẽ tặng 1.260 ôtô, 400 căn hộ, cùng nhiều trang sức cho nhân viên nhân dịp lễ Diwali.

Ông Dholakia nói: “Mục tiêu của chúng tôi là mỗi nhân viên phải có ôtô và nhà riêng trong vòng 5 năm tới. Vì vậy, chúng tôi quyết định tặng xe, nhà và trang sức cho người lao động trong công ty”.

Theo vị giám đốc điều hành Hare Krishna, các phần quà với giá trị khoảng 7 triệu USD nhằm ghi nhận những thành tích nổi bật và sự cống hiến tận tuỵ của 5.500 người lao động trong nhiều năm qua.

Theo Báo giao thông

Đọc tiếp »